Đẩy Mạnh Phòng, Chống Bạo Hành Trẻ Em Trong Các Cơ Sở Giáo Dục
Thứ ba - 08/12/2020 09:49
Căn cứ Kế hoạch số 492/KH-SGDĐT, ngày 27/3/2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo.Căn cứ Kế hoạch số 17 /KH-PGDĐT, ngày 01/4/2020 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Dầu Tiếng. Dựa vào tình hình thực tế của đơn vị Trường MN Sơn Ca xây dựng kế hoạch chuyên đề “Đẩy mạnh phòng, chống bạo hành trẻ trong trường Mầm non Sơn Ca” như sau:
PHÒNG GD-ĐT DẦU TIẾNG
TRƯỜNG MN SƠNCA |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số: /KH-MNSC Dầu Tiếng, ngày 02 tháng 4 năm 2020
KẾ HOẠCH
Chuyên đề “Đẩy mạnh phòng, chống bạo hành trẻ
trong trường Mầm non Sơn Ca”
Năm học 2020-2021
Căn cứ Kế hoạch số 492/KH-SGDĐT, ngày 27/3/2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo. Kế hoạch Triển khai thực hiện chuyên đề “Đẩy mạnh phòng, chống bạo hành trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non”;
Căn cứ Kế hoạch số 17 /KH-PGDĐT, ngày 01/4/2020 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Dầu Tiếng . Kế hoạch Triển khai thực hiện chuyên đề “Đẩy mạnh phòng, chống bạo hành trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non”;
Căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị năm học 2020-2021; Trường MN Sơn Ca xây dựng kế hoạch chuyên đề “Đẩy mạnh phòng, chống bạo hành trẻ trong trường Mầm non Sơn Ca” như sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Mục đích:
- Tiếp tục thường xuyên quán triệt Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 16/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ qui định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường, Công văn số 884/SGDĐT-CTTTPC của Sở GDĐT ngày 16/5/2019, về việc triển khai thực hiện Chỉ thỉ 993/CT-BDGĐT ngày 12/4/2019 của Bộ GDĐT về tăng cường các giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục và các văn bản chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo về đảm bảo an ninh, an toàn trường học, công tác bảo vệ trẻ em, thực hiện các biện pháp phòng chống bạo lực trẻ em đến CBGVNV nhà trường, cha mẹ học sinh.
- Phổ biến rộng rãi đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường Kế hoạch số 492/KH-SGDĐT ngày 27/3/2019 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương, Kế hoạch 17/KH-PGDĐT ngày 01/4/2020 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Dầu Tiếng; Kế hoạch của Trường mầm non Sơn Ca; Quy tắc ứng của trường MN Sơn Ca.
- Tăng cường công tác quản lí, chỉ đạo nhằm khắc phục tình trạng bạo lực học đường và những hành vi vi phạm đạo đức, lối sống của nhà giáo và giáo dục đạp đức cho trẻ;
- Nâng cao nhận thức,trách nhiệm của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên và cha mẹ trẻ cùng cộng đồng trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em đặc biệt là phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em.
- 100% CBGVNV nhà trường được hướng dẫn các biện pháp để phòng chống bạo hành cho trẻ mầm non. Nhà trường tổ chức tự đanh giá về công tác phòng chống bạo hành theo quy định.
- 100% CBGVNV thực hiện nghiêm túc bảng kiểm về “Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường”.
- Xây dựng môi trường giáo dục, vui chơi an toàn, lành mạnh, thân thiện; hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn thương tích có thể xảy ra.
- Tăng cường công tác phối hợp với các tổ chức đoàn thể trên địa bàn phường; với cha mẹ trẻ nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền góp phần phòng ngừa và ngăn chặn, khắc phục các yếu tố có nguy cơ mất an toàn, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất lẫn tinh thần cho các cháu. Phòng, chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường đảm bảo tốt an ninh trật tự trong nhà trường.
2. Yêu cầu:
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả văn bản chỉ đạo của các cấp về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, phổ biến các quy định về Luật Trẻ em và các văn bản pháp luật liên quan. Trang bị kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em tới toàn thể cán bộ, giáo viên và cha mẹ trẻ.
- Nhà trường, các tổ chuyên môn, giáo viên các lớp xây dựng kế hoạch tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, thực hiện các giải pháp phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em.
- Nhà trường phối hợp chặt chẽ với Ban đại diện cha mẹ trẻ, cơ quan công an, các tổ chức đoàn thể Công đoàn, Chi đoàn… triển khai các biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng các hành vi bạo lực, xâm hại các cháu trong nhà trường.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Nhiệm vụ:
- Nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên. Tuyệt đối không để xảy ra hiện tượng bạo lực, ngược đãi, xúc phạm nhân phẩm, danh dự trẻ em.
- Tăng cường hoạt động tư vấn trong trường để cha mẹ trẻ có cơ hội nhận được những lời khuyên bổ ích.
- Tăng cường công tác phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để cùng quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng - giáo dục trẻ. Nâng cao hiệu quả công tác quản lí trẻ, xây dựng môi trường giáo dục trẻ an toàn, thân thiện.
2. Giải pháp
2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống cho cán bộ, giáo viên, nhân viên:
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, văn bản chỉ đạo các cấp về quy định liên quan đến đạo đức nhà giáo; công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và quản lý trẻ em; công tác phòng, chống bạo lực học đường; xây dựng môi trường an toàn cho trẻ em tại nhà trường.
- Tuyên truyền cho cha mẹ trẻ về phòng, chống bạo lực học đường và các giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn trường học; nêu cao trách nhiệm của cha mẹ trẻ trong việc quản lý trẻ, nâng cao chất lượng công tác phối hợp nhà trường với cha mẹ trẻ trong việc phòng ngừa và ngăn chặn có hiệu quả tình trạng bạo lực học đường.
- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền về phòng, chống bạo lực học đường và các giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn trường học: tuyên truyền trên hệ thống loa của nhà trường, trên Website, bảng tuyên truyền của nhà trường, tăng cường các hoạt động vui chơi, trải nghiệm, tổ chức giáo dục lồng ghép với chương trình giáo dục trẻ theo chủ đề, các ngày lễ hội, giáo dục trẻ kỹ năng sống giúp trẻ nhanh nhẹn, nhận biết được những hành vi bạo lực.
2.2. Tăng cường công tác quản lý đảm bảo an toàn, an ninh:
- Triển khai nghiêm túc các văn bản chỉ đạo các cấp về việc tăng cường công tác xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.
- Kiểm tra, rà soát cơ sở vật chất, hệ thống trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi trong nhà trường, chú ý các khu vực cầu thang, lan can. Quán triệt và thực hiện nghiêm túc các qui định về phòng cháy, chữa cháy; các quy định về quản lý và xử lý các loại hóa chất độc hại, quy trình an toàn vệ sinh lao động, đảm bảo môi trường trường học an toàn.
- Phân công trực đảm bảo an toàn tài sản nhà trường, nêu cao vai trò của nhân viên bảo vệ. Kiểm tra an toàn, anh ninh của nhà trường.
- Rà soát thay thế, bổ sung các tiêu chí phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường vào bảng kiểm “Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường” nhằm để trẻ được đảo bảo an toàn về thể chất và tình tinh thần trong nhà trường.
2.3. Nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ:
- Tăng cường công tác chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo, thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, nhất là kỹ năng biết tự bảo vệ bản thân thông qua giáo dục tích hợp vào các hoạt động trong nhà trường như: hoạt động vui chơi, hoạt động giáo dục, hoạt động lễ hội và các hoạt động khác trong nhà trường. Tổ chức hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường: cho trẻ đi Viếng Nhà truyền thống Công ty cao su Dầu Tiếng, Tham quan trường tiểu học và các hoạt động trải nghiệm khác.
- Tăng cường tổ chức giáo dục pháp luật, đặc biệt là pháp luật có liên quan đến quyền của trẻ em. Cho trẻ làm quen với ý thức chấp hành pháp luật, động viên trẻ tố giác hành vi bạo lực xảy ra đối với bản thân, bạn bè để nhà trường và gia đình có biện pháp xử lý kịp thời. Đa dạng hình thức và nội dung để dạy trẻ phù hợp với độ tuổi.
- CBGVNV thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xửa của nhà trường, hướng dẫn trẻ thực hiện quy tắc của trẻ đớ với người lớn, bạn bè, em nhỏ.
2.4. Tăng cường công tác phối hợp, phát huy vai trò của gia đình và các tổ chức xã hội trong chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ:
- Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc đảm bảo an toàn trường học, phòng chống tai nạn thương tích và bạo lực học đường.
- Tích cực, chủ động phối hợp với lực lượng giáo dục ngoài nhà trường như Đoàn thanh niên, Hội LHPN, Chi hội Phụ nữ ở các khu phố… tư vấn cho cha mẹ trẻ.
- Tiếp tục phát huy hiệu quả các mô hình phối hợp giữa gia đình và nhà trường để thực hiện: “Ba mẹ chung tay vì sân chơi của các con thân yêu”, “Can thiệp thừa cân, béo phì”.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Hiệu trưởng nhà trường:
- Xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề, tăng cường quan tâm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, thực hiện các giải pháp phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em ở nhà trường; triển khai kế hoạch tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường;
- Chỉ đạo các phó hiệu trưởng hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện có hiệu quả chuyên đề;
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường nhằm đảm bảo kế hoạch được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả;
- Chịu trách nhiệm trước cấp trên nếu để xảy ra các vụ việc liên quan đến vi phạm đạo đức nhà giáo, bạo lực học đường hoặc các vụ việc ảnh hưởng đến an ninh, an toàn trường học.
2. Các Phó hiệu trưởng:
- Căn cứ kế hoạch của nhà trường và lĩnh vực được phân công để xây dựng kế hoạch bộ phận thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường;
- Tổ chức bồi dưỡng chuyên đề cho giáo viên kiến thức phòng, chống tai nạn thương tích, phòng chống bạo lực, kỹ năng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ…qua các lồng ghép các buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tháng.
- Tuyên truyền tới cán bộ, giáo viên, nhân viên và ia đình trẻ kiến thức pháp luật về quyền trẻ em, trách nhiệm của cha mẹ trẻ và người lớn trong việc bảo vệ trẻ em.
- Xây dựng chương trình và chỉ đạo giáo viên thực hiện chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp với độ tuổi đảm bảo an toàn;
- Chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục trẻ đảm bảo an toàn;
- Tham mưu với Hiệu trưởng nhà trường cải tạo cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị, đồ dùng, đồ chơi an toàn và sử dụng hiệu quả.
- Thường xuyên kiểm tra các hoạt động trong trường nhằm phát hiện những nguy cơ mất an toàn để kịp thời chấn chỉnh. Thực hiện kiểm tra đánh giá bảng kiểm theo thời gian quy định vào tháng 9 và tháng 4 hàng năm. Báo cáo kết quả thực hiện chuyên đề của bộ phận trước ngày 22/5/2020 (lần 1) và báo cáo trước ngày 15/12/2020.
- Chịu trách nhiệm với cấp trên và Hiệu trưởng nhà trường nếu để xảy ra mất an toàn cho trẻ về thể chất,tinh thần.
3. Giáo viên, nhân viên:
- Có trách nhiệm xây dựng kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp với độ tuổi và đảm bảo an toàn cho trẻ trong mọi lúc, mọi nơi, trong mọi hoạt động, trong thời gian ở trường; xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn.
- Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, thực hiện các giải pháp phòng, chống xâm hại trẻ em;
- Tích cực làm công tác tuyên truyền, tư vấn cho gia đình trẻ về kiến thức pháp luật như: quyền trẻ em, trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em…
- Thực hiện lồng ghép giáo dục trẻ làm quen kiến thức pháp luật, giáo dục trẻ kỹ năng nhận biết những nguy cơ mất an toàn, biết chia sẻ với người thân, người lớn, cô giáo, bạn bè nếu bị xâm hại, bị bạo hành…
- Thực hiện nghiêm túc các qui định của pháp luật về quyền trẻ em, trách nhiệm của giáo viên với trẻ em…
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật, cấp trên, cha mẹ trẻ và Hiệu trưởng nhà trường nếu để xảy ra mất an toàn cho trẻ.
Thời gian thực hiện chuyên đề từ tháng 3/2020 đến tháng 12/2020.
Trên đây là toàn bộ kế hoạch chuyên đề “Đẩy mạnh phòng, chống bạo hành trẻ trong trường MN SơnCa”, đề nghị toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường nghiêm túc thực hiện ./.
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
- Phòng GDĐT (để b/c);
- Hội đồng trường;
- BGH,TTCM-TTVP;
- Lưu VT. NguyễnKimNgọc Hà
Tác giả: Trường MN Sơn Ca