Bài tuyên truyền "Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm" trong trường mầm non Sơn Ca

Thứ năm - 21/05/2020 20:05
Giáo dục mầm non đóng vai trò quan trọng trong các cấp học, bởi vì trẻ em như tờ giấy trắng là tiền đề của sự phát triển sau này của trẻ nếu được chăm sóc, nuôi dưỡng trong môi trường giáo dục tốt thì sau này trẻ sẽ trở thành những công dân có ích trong xã hội. Chính vì vậy việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ là của toàn xã hội chứ không của riêng ai việc nâng cao chất lượng quản lý của nhà nước đối với giáo dục là một yếu tố rất quan trọng đặc biệt là giáo dục mầm non, để phát huy vai trò to lớn của giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục hiệu quả cần làm tốt giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam được tiếp cận với giáo dục mầm non càng sớm, càng thúc đẩy quá trình học tập và phát triển của các giai đoạn tiếp theo, chính những kỹ năng mà trẻ tiếp thu được qua chương trình giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập sau này, có tính chất quyết định để tạo nên thể lực, nhân cách, năng lực phát triển trí tuệ trong tương lai.
Bé vui chơi góc âm nhạc
Bé vui chơi góc âm nhạc
Trường mầm non là môi trường giáo dục đầu tiên của trẻ vì vậy chúng ta cần tạo ra một môi trường giáo dục tốt nhất để chăm sóc, giáo dục những mầm non tương lai của đất nước. Việc tổ chức các hoạt động giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục mầm non việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp và khả năng của trẻ; đẩy mạnh tích hợp, chú trọng giáo dục đạo đức, hình thành và phát triển kỹ năng sống, hiểu biết xã hội phù hợp với độ tuổi của trẻ. Để làm được điều này Trường mầm non Sơn Ca thực hiện chuyên đề "Xây dựng trường mầm non giáo dục lấy trẻ làm trung tâm".
  1. Tình hình nhà trường

Trường Mầm non Sơn Ca thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Dầu Tiếng, được thành lập từ năm 1998. Trải qua 22 năm phấn đấu, xây dựng và phát triển, nhà trường luôn thực hiện tốt các cuộc vận động và các phong trào thi đua do các cấp các ngành phát động. Nhà trường không ngừng khắc phục mọi khó khăn để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Trong những năm qua nhà trường luôn đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua của ngành như:
Nhà trường có khuôn viên rộng rãi,có nhiều cây xanh, cây bóng mát. Sân chơi có nhiều đồ chơi ngoài trời được sắp xếp một cách khoa học. Nhà trường có đầy đủ các phòng học theo yêu cầu. Năm học 2019-2020 nhà trường có 505 cháu/15 nhóm lớp. Các nhóm,lớp được phân chia theo đúng độ tuổi. Gồm 03 nhóm nhà trẻ 24-36 tháng , 04 lớp mẫu giáo 3 -4 tuổi, 04 lớp mẫu giáo 4-5 tuổi và 04 lớp mẫu giáo 5-6 tuổi. Các phòng học được trang bị đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi để đảm bảo thực hiện tốt chương trình Giáo dục mầm non. Toàn trường có 52 cán bộ, giáo viên và nhân viên. Trong đó có bộ quản lý: 3 đồng chí, giáo viên: 33 đồng chí; nhân viên: 16 đồng chí;
Để thực hiện tốt chuyên đề “Xây dựng trường Mầm non lấy trẻ làm trung tâm” nhà trường đã xây dựng bộ tiêu chí trong đó chú trọng đặc biệt xây dựng tiêu chí về chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên có phẩm chất đạo đức tốt, đạt trình độ trên chuẩn, năng động sáng tạo, nhiệt tình, tâm huyết với nghề, có ý thức trách nhiệm cao, có năng lực chuyên môn vững vàng, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Việc "Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm" trong giáo dục mầm non là không thể thiếu được vì đây là môi trường giáo dục đầu tiên mà các con được tiếp xúc. Để làm được tốt điều này trường mầm non Sơn Ca trong 5 năm qua thực hiện tốt chuyên đề và tổ chức cuộc thi "Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm"
          Để tạo được môi trường giáo dục tốt ngay từ đầu năm học nhà trường đã xây dựng kế hoạch, giao nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm các lớp. Dưới sự chỉ đạo của Hiệu trưởng, cán bộ, giáo viên đã đoàn kết chung tay cùng nhau thiết kế môi trường cho trẻ hoạt động và vui chơi hàng ngày. Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm không chỉ truyền đạt kiến thức cho các con một cách thụ động mà các cô giáo tạo ra các điều kiện, các cơ hội để mọi trẻ được chủ động, sáng tạo, tích cực hoạt động, tự chiếm lĩnh kiến thức và kinh nghiệm. Để đạt được điều này, các giáo viên trong trường cần am hiểu được tâm lý, sở thích của từng trẻ khi hứng thú tham gia các trò chơi, biết được nhu cầu, khả năng của từng trẻ trong lớp mình. Trên cơ sở đó giáo viên đã lựa chọn được nội dung, phương pháp phù hợp với từng nhóm, từng cá nhân trẻ.
            Ngay từ đầu năm học nhà trường đã tổ chức các buổi chuyên đề  cho giáo viên để giúp trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động. Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổng hợp những điều kiện tự nhiên, xã hội ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ. Qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện.
         Do vậy khi xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
* Về cơ sở vật chất:
          Môi trường vật chất trong lớp, ngoài lớp đáp ứng nhu cầu, hứng thú chơi của trẻ, tạo điều kiện cho tất cả các trẻ có thể chơi mà học, học bằng chơi, phù hợp với điều kiện thực tế của từng lớp, của trường và của địa phương.
            Các khu vực trong nhà trường được quy hoạch theo hướng tận dụng các không gian để cho trẻ hoạt động phù hợp, linh hoạt, đa dạng, phong phú. Các góc hoạt động trong và ngoài nhóm, lớp mang tính mở, tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng tự lựa chọn và sử dụng sự vật, đồ vật, đồ chơi để thực hành, trải nghiệm. Đối với 1 số góc chơi với lớp đông trẻ thì sử dụng không gian bên ngoài như góc thiên nhiên, góc vận động, góc phân vai trẻ chơi mà không ảnh hưởng đến góc khác.
           Khuyến khích trẻ và đảm bảo cho tất cả các trẻ đều được tham gia hoạt động, khám phá giúp trẻ phát triển toàn diện
          Tạo điều kiện, cơ hội, tận dụng hoàn cảnh, tình huống thật cho trẻ hoạt động trải nghiệm, khám phá trong môi trường an toàn.
* Trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi.
            Nhà trường xây dựng kế hoạch sửa chữa, mua sắm bà đầu tư một số trang thiết bị cần thiết để phục vụ cho chuyên đề.
           Phát động giáo viên và phụ huynh tích cực tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có của địa phương và các nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng đồ chơi sử dụng cho các hoạt động của trẻ.
* Tài liệu  thực hiện.
           Nhà trường triển khai các văn bản chỉ đạo  của  các cấp về nội dung “xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm"
           Cung cấp các tài liệu sách báo, băng đĩa có nội dung về giáo dục “xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm"
           Hàng tháng có các bài tuyên truyền có ảnh trên bản tin của nhà trường để các bậc phụ huynh tiện theo dõi. Thiết kế môi trường giáo dục phải hướng vào việc phát triển toàn diện của trẻ nhằm đạt được mục tiêu giáo dục mầm non và mục tiêu cuối độ tuổi, đồng thời phù hợp với mục đích tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; đảm bảo tính thẩm mỹ, an toàn tạo cho trẻ cảm giác được yêu thương, tôn trọng và đáp ứng các nhu cầu chính đáng.
* Môi trường bên ngoài.
        Tận dụng các nguồn kinh phí để bố trí, chia các khu vực, lựa chọn các khu vực xây dựng môi trường vật chất, môi trường xã hội trong và ngoài lớp học cho trẻ  theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và tạo cho trẻ môi trường hoạt động rất phong phú và đa dạng.
          Tại khu vực sân chơi: Nhà trường  xây dựng và bố trí các khu vực chơi hợp lý và thuận tiện cho trẻ hoạt động:
- Khu vực bé cùng cô trồng cây và chăm sóc cây cối, khu trồng hoa, trồng cây cảnh, vườn rau sạch với các hoạt động bé cùng cô chăm sóc vườn rau sạch.
- Khu vực vườn cổ tích: bé cùng các bạn chơi đóng kịch, đóng vai trong chuyện cổ tích bé được nghe kể.
- Khu vực vận động: trẻ được phát triển vận động, các cơ khỏe mạnh.
- Khu đọc sách, khu vực bé thích sáng tạo, khu vực bé thích trải nghiệm…
Ngoài ra tại khu vực vách tường phía sau và bên hông lớp học giáo viên cũng tạo cho trẻ góc chơi như vườn âm nhạc, thả bóng, khu siêu thị, khu thư viện của bé, khu bé sáng tạo tạo hình… trẻ được hoạt động theo nhóm và tận dụng không gian.
* Môi trường trong lớp:  
Các lớp đều được bố trí sắp đặt các góc chơi luôn đảm bảo phát huy tính tích cực và sáng tạo của trẻ. Giáo viên tận dụng các nguyên liệu như can nhựa, bìa cứng, len vụn, vải, vỏ lạc, hộp sữa, vỏ sò... Thiết kế các góc chơi phù hợp diện tích lớp với độ tuổi, có nhiều nguyên liệu cho trẻ được tham gia hoạt động trải nghiệm.
            Với những màu sắc sinh động, những nhân vật ngộ nghĩnh... Môi trường giáo dục có không gian, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ.    
          Trang trí: Vừa tầm mắt trẻ (không quá cao hoặc quá thấp). Các góc mở: có sản phẩm của cô và của trẻ, phong phú về thể loại như vẽ, nặn, xé dán, cắt dán từ các nguyên vật liệu khác nhau, có sản phẩm của phụ huynh cùng phối hợp. Về màu sắc: màu sắc hài hòa, tranh ảnh, sinh động, ngộ nghĩnh. Giáo viên luôn tạo cơ hội cho trẻ được tham gia các hoạt động luôn là người gợi mở, dẫn dắt trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm có hiêụ quả. Từ bước đầu xây dựng kế hoạch giáo dục đến khi tổ chức thực hiện, mỗi giáo viên đều lấy trẻ làm trung tâm trong tất cả các hoạt động. Bên cạnh đó, nhà trường thực hiện tốt công tác phối hợp với cha mẹ trẻ và cộng đồng trong việc thực hiện chuyên đề "Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm" phù hợp với địa phương.
            Nhà trường tuyên truyền tới các bậc phụ huynh thông qua các buổi họp phụ huynh học sinh, các ngày lễ hội…. cùng phối hợp với nhà trường xây dượng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Huy động sự hỗ trợ đóng góp của phụ huynh về nguyên vật liệu các đồ dùng qua sử dụng, kinh phí phục vụ cho chuyên đề. Tuyên truyền các bậc phụ huynh thông qua hệ thống bảng tuyên truyền của trường và của lớp.
Sau 5 năm thực hiện chuyên đề và tổ chức cuộc thi “ Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm|” giúp trẻ tích cực, chủ động tham gia các hoạt động, làm việc theo nhóm để được trải nghiệm, trao đổi, chia sẻ và trình bày ý kiến của mình; biết suy nghĩ và sáng tạo, vận dụng vào thực tế cuộc sống nhằm giải quyết các tình huống mà trẻ thường gặp. Từ đó, trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực, chủ động, tư duy, sáng tạo, thích thú tìm tòi, khám phá trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục ở trường, ở lớp.
            Trong năm học 2019 - 2020 việc thực hiện chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” là nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với nhà trường để trẻ có thể tham gia vào tất cả các hoạt động như hoạt động học, hoạt động vui chơi một cách chủ động. Chính vì vậy Trường mầm non Sơn Ca cố gắng phấn đấu và duy trì thực hiện xuyên suốt và nhận được sự đồng tình ủng hộ của phụ huynh học sinh và lãnh đạo các cấp để nhà trường ngày càng đạt thành tích cao hơn nữa./.
Dưới đây là một số hình ảnh  về việc thực hiện chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” của trường:
goc am nhac
Bé tham gia múa hát ở vườn âm nhạc
 
ret
bé vui học toán
 
ar
Bé vui toán học
 
dt
Góc kể chuyện
 
ter
Khu vườn cổ tích
 
rr
Góc gia đình
 
yty
Vòng xoay của nước
 
rty
Bé chơi câu cá
 
jgj
Họp ban đại diện Hội cha mẹ học sinh
 
tiyhjh
Họp phụ huynh 


 

Tác giả: trường mn sơn ca

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bữa sáng:

- Mì thập cẩm
-  Sữa

Bữa trưa:

- Cơm
- Đậu hũ nhồi thịt,sốt cà
- Canh: Bầu nấu tôm tươi
- Thanh long

Bữa xế:

- yaourt

Bữa chiều:

- Cháo gấc phô mai

Văn bản mới

CV số 77/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: bảo đảm an toàn thông tin...

Ngày ban hành: 24/04/2024

KHPH số 109/KHPH-CAH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: kế hoạch phối hợp ...

Ngày ban hành: 24/04/2024

CV số 75/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống ngộ độc TP

Ngày ban hành: 24/04/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây