Tổng kết 5 năm thực hiện chuyên đề " xây dựng môi trường giáo dục theo quan điềm lấy trẻ là trung tâm

Thứ hai - 29/06/2020 08:28
Tổng kết 5 năm thực hiện chuyên đề " xây dựng môi trường giáo dục theo quan điềm lấy trẻ là trung tâm
BÁO CÁO
Tổng kết 05 năm thực hiện chuyên đề
“Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, giai đoạn 2016 - 2020”

          Thực hiện công văn số: 481/PGDĐT - GDMN ngày 27 tháng 12 năm 2019 của  Phòng GD&ĐT về kế hoạch tổng kết 05 năm triển khai chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”, Trường Mầm non Sơn Ca báo cáo tổng kết 5 năm triển khai thực hiện  chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” như sau:
I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Công tác quản lý, chỉ đạo
          a) Công tác xây dựng và ban hành kế hoạch thực hiện chuyên đề ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai, hướng dẫn.
          Nhà trường đã bám sát các văn bản chỉ đạo của các cấp để thực hiện:
          - Kế hoạch số 56/KH-BGDĐT ngày 25/01/2017 của Bộ giáo dục và Đào tạo về triển khai chuyên đề “ Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016- 2020;
          - Công văn số 396/CV-SGDĐT ngày 06 tháng 3 năm 2017 của Sở GD&ĐT về ban hành kế hoạch thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016- 2020.
          - Kế hoạch số 85/KH-PGDĐT ngày 15 tháng 3 năm 2017 của Phòng GD&ĐT về Kế hoạch triển khai thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016-2020.
Nhà trường xây dựng và Ban hànhcác văn bản chỉ đạo để thực hiện:
          - Kế hoạch số:02/KH-MNSC ngày 16 tháng 03 năm 2017 thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” Giai đoạn  2016-2020.
         - Kế hoạch số 06/KH-MNSC ngày 4 tháng 1 năm 2018 về kế hoạch tổ chức hội thi xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm năm học 2017 – 2018.
         - Kế hoạch số 06/KH-MNSC ngày 4 tháng 11 năm 2018 về kế hoạch tổ chức hội thi xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm năm học 2018 – 2019.
- Kế hoạch số 12/KH- MNSC ngày20 tháng 12 năm  2019 về kế hoạch tổ chức Hội thi xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm năm học 2019-2020.
          b) Công tác kiểm tra, đánh giá, hỗ trợ thực hiện chuyên đề của đơn vị
          - Nhà trường xây dựng kế hoạch, kiểm tra, đánh giá các lớp thực hiện chuyên đề một cách khách quan, tham gia ý kiến góp ý ngay sau buổi kiểm tra, đánh giá được mặt mạnh, hạn chế của giáo viên để giáo viên có hướng khắc phục.
          - Thµnh lËp Ban chỉđạo h trợgiáo viên trong t chc thc hin, kiÓm tra gi¸m s¸t viÖc thùc hiÖn chuyªn ®Ò cña gi¸o viªn.
          -  Khi triÓn khai vµ thùc hiÖn chuyªn ®Ò. Ban gi¸m hiÖu ®­ưa ra tiªu chÝ chÊm ®iÓm cña chuyªn ®Ò vµ thèng nhÊt trong tõng líp.
          - Trong qu¸ tr×nh thùc hiÖn chuyªn ®Ò Ban gi¸m hiÖu ®i vµo tõng líp tư­ vÊn vµ h­ưíng dÉn gi¸o viªn t chc thùc hiÖn .
          -  Kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất, kiểm tra toàn diện.
          - Tổng hợp kết quả, xếp loại, đánh giá thi đua.
          - Tổng số lần kiểm tra là 25 lần/ 5 năm: Giáo viên đều có ý thức tham gia nhiệt tình, có tinh thần học hỏi, khắc phục khó khăn để hoàn thành các nội dung chuyên đề mà nhà trường triển khai thực hiện.
2. Đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ chuyên đề
Được sự đồng thuận ủng hộ cao của các cấp các ngành, các bậc phụ huynh học sinh hỗ trợ kinh phí đầu tư tu sửa CSVC, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho chuyên đề, Cụ thể:
  *Năm 2016-2017:
+ Xây dựng khu phát triển vận động, nhà banh mini:
  + Làm đồ dùng đồ chơi trang trí môi trường trong lớp học: 28.000.000
   *Năm 2017-2018:
- Nhà trường đã xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng môi trường học tập trong và ngoài lớp học như, Làm đồ dùng đồ chơi, trang trí môi trường bên trong lớp họcgóc thiên nhiên: 30.000.000đ
   * Năm 2018-2019:
+Cải tạo khu vực phía sau lớp lá 1,2 phòng âm nhạc thành khu cho trẻ vui chơi, hoạt động trải nghiệm, sửa chữa bàn, ghế, kệ cho các cháu, mua sắm bổ sung đồ dùng bán trú, đồ dùng dạy học, trang bị cho các nhóm lớp…: 293.000.000đ.
   * Năm 2019-2020:
- Bổ sung khu vui chơi vận động cho trẻ, góc thiên nhiên, khu vườn cổ tích, trang trí các mảng tường, làm đồ chơi tự tạo……Chỉ đạo các lớp tích cực tham mưu, thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục, tăng cường đầu tư bổ sung, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, tài liệu, học liệu cần thiết cho lớp: 157.702.000đ
3. Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
a) Nội dung, hình thức bồi dưỡng chuyên đề cho CBQL, GVMN
- Nội dung:
+ Xây dựng và sử dụng môi trường GD lấy trẻ làm trung tâm.
+ Xây dựng kế hoạch GD lấy trẻ làm trung tâm.
+ Tổ chức hoạt động chơi, học.
+ Phối hợp với cha mẹ trong chăm sóc, giáo dục trẻ. Xây dựng môi trường.
+ Hướng dẫn triển khai bộ tiêu chí trong trường Mầm non
-  Hình thức:
 +  Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn tại nhà trường về việc hướng dẫn hỗ trợ nâng cao năng lực thực hành xây dựng Trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm
           +  Hằng năm nhà trường tổ chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên về cách xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học theo hướng gióa dục lấy trẻ làm trung tâm.
          +  Tổ chức các tiết dạy minh họa, tổ chức các hoạt động GD trẻ theo hướng GD lấy trẻ làm trung tâm cho giáo viên dự giờ qua các đợt hội thảo, thực tập, sinh hoạt chuyên môn
          +  Qua kiểm tra, dự giờ thăm lớp,...Có kế hoạch chỉ đạo sâu sát, gợi ý bồi dưỡng cho giáo viên thực hiện tốt chuyên đề
          - Thời gian thực hiện: Tháng 08 hằng năm.
          - Số người tham gia : 100% cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường.
b) Đánh giá kết quả.
- Tóm tắt kết quả đạt được:
+ Số CBQL, GV đã được bồi dưỡng cấp trường về nội dung chuyên đề: 36/36 đ/c
          + 100% giáo viên có kiến thức, nắm được mục đích, yêu cầu xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm. Khai thác sâu nội dung xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, áp dựng vào quá trình lập kế hoạch giáo dục cho trẻ theo chương trình giáo dục mầm non dựa vào khung chương trình của bộ, tổ chức hoạt động giáo dục trẻ. Xây dựng môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp, an toàn cho trẻ hoạt động.
  + Giáo viên đã đổi mới phương pháp giáo dục, hình thức tổ chức các hoạt động theo chương trình giáo dục mầm non. Tích cực, sáng tạo trong việc lồng ghép vận dụng các phương pháp cho trẻ phù hợp với từng chủ đề, tích hợp các nội dung giáo dục phù hợp, tổ chức  các hoạt động học tập, vui chơi với các hoạt động ngoại khóa cho trẻ vui chơi, bổ ích.
          + Môi trường trong và ngoài lớp thân thiện gần gũi với trẻ, tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm trong các hoạt động.
          + 100% giáo viên chủ động tích cực học tập, không ngừng nâng cao hiểu biết về chuyên đề.
          + Số giáo viên có khả năng vận dụng đổi mới phương pháp giáo dục LTLTT: 30/33 đạt 75 %.
          - Những hạn chế, khó khăn: Số lần dự giờ còn hạn chế, một số giáo viên chưa nắm bắt được vai trò đổi mới phương pháp dạy học, lập kế hoạch còn chung chung; soạn giáo án, bố trí không gian lớp học chưa theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
          - Giải pháp:
         +  Tăng cường tham gia bồi dưỡng chuyên môn tại trường và các trường mầm non trong huyện, dự giờ thực hành, học hỏi đúc rút kinh nghiệm qua các hoạt động. 
         + Tăng cường công tác tự học tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên
4. Tổ chức tập huấn, hội thảo chuyên đề trong quá trình triển khai  chuyên đề
a) Nội dung, hình thức, kết quả
- Nội dung:
+ Tổng quan về chuyên đề
+ Cách xây dựng các loại kế hoạch giáo dục, xây dựng môi trường GD lấy trẻ làm trung tâm
+ Các hoạt động GD lấy trẻ làm trung tâm
- Hình thức:
+ Tham dự Tập huấn tập trung tại Phòng GD & ĐT
+ Tổ chức tập huấn , bối dưỡng tại đơn vị
- Thời gian: Tổ chức thực hiên vào tháng 8 hằng năm( 1 năm/ đợt)
- Số người tham gia:
+ Có 03 Cán bộ quản lý và 04 giáo viên nhà trườngtham gia tập huấn hội thảo chuyên đề do Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
+ Toàn bộ CBQL, giáo viên dự hội thảo chuyên đề do cụm tổ chức
+  Toàn bộ CBQL, giáo viên dự hội thảo chuyên đề do trường tổ chức
b) Đánh giá kết quả
- Tóm tắt kết quả đạt được:
  + 03 CBQL và 04 giáo viên cốt cán tham gia công tác tập huấn về chuyên đề tại phòng giáo dục đầy đủ, ghi chép, nắm được các nội dung tập huấn .
   + Tham gia bồi dưỡng chuyên môn tại các trường mầm non trong huyện, dự giờ thực hành, học hỏi đúc rút được kinh nghiệm.
          + Tổ chức được các cuộc hội thảo, nội dung hội thảo đảm bảo, hình thức tổ chức phong phú. Tạo được điều kiện cho đội ngũ nắm bắt được các phương pháp dạy học theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, nắm cách soạn giáo án; bố trí không gian lớp học. Phát huy tinh thần tập thể làm việc nhóm ở giáo viên,trẻ, nâng cao kỹ năng kiến thức về xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ lầm trung tâm.
+ Các buổi sinh hoạt hàng tháng của tổ, các tổ trưởng đều lồng ghép nội dung   chuyên đề vào triển khai, giáo viên nghiên cứu và đưa ra ý kiến sáng tạo để thống nhất cùng nhau thực hiện. Như về nội dung trang trí lớp, trang trí môi trường bên ngoài, tổ chức tốt hoạt động, cách làm đồ dùng tự tạo.....để chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau học tập.
  + Nhà trường chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức hoạt động minh họa, giáo viên thực hiện là giáo viên nòng cốt của trường đã có nhiều kinh nghiệm, đạt được các thành tích GVDG các cấp thực hiện cho các thành viên trong tổ dự, rút kinh nghiệm sau đó triển khai đại trà tới giáo viên toàn trường.
- Những hạn chế, khó khăn, giải pháp
+ Thời gian cho giáo viên hội thảo còn hạn chế, do đặc thù của ngành học.
+ Một số giáo viên chưa sôi nổi, tự giác tham gia vào hội thảo, còn phải chỉ định.
- Giải pháp: Tích cực tổ chức hội thảo, tăng số lần hội thảo trong năm học, BGH đúc rút nhiều kinh nghiệm hơn trong tổ chức hội thảo;  Mở rộng nội dung hội thảo, đưa nhiều hoạt động phong phú hơn.
5. Tổ chức Cuộc thi  “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong các cơ sở giáo dục mầm non”.
  a) Xây dựng và ban hành kế hoạch căn cứ vào việc triển khai Kế hoạch của Phòng GD&ĐT và các văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện chuyên đề.
- Nhà trường xây dựng và ban hành Kế hoạch số 06/KH-MNSC ngày 4 tháng 1 năm 2018 về kế hoạch tổ chức hội thi xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm năm học 2017 – 2018. Kế hoạch số 06/KH-MNSC ngày 4 tháng 11 năm 2018 về kế hoạch tổ chức hội thi xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm năm học 2018 – 2019.
  b) Nội dung, hình thức; thời gian tổ chức thực hiện
  * Nội dung:
- Nội dung thi gồm 04 phần trong bộ tiêu chí áp dụng quan điểm Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm: Xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục tại trường mầm non (kèm theo bộ tiêu chí) và điểm sáng tạo, hiệu quả trong việc xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục tại trường mầm non với thang điểm 50.
* Hình thức:
- Căn cứ vào tiêu chí nhà trường đã xây dựng gửi về cho các lớp, các lớp dựa trên các tiêu chí đó để xây dựng môi trường giáo dục của lớp mình phù hợp.
- Nhà trường sẽ tiến hành chấm thi tại các lớp. Sau khi chấm thi tại các lớp nhà trường tiến hành tổng kết điểm, tổng kết hội thi, tuyên dương khen thưởng các lớp đạt giải hằng năm.
*Thời gian thực hiện: Phát động Hội thi hằng năm
  c) Đánh giá kết quả 
  - Kết quả đạt được
+ Nhà trường tổ chức cuộc thi cấp trường gồm 15/15 lớp tham gia.
+ Kết quả: Có 3 lớp đạt giải nhất; 4 lớp đạt giải nhì; 4 lớp đạt giải ba, 4 lớp đạt giải khuyến khích
  - Những khó khăn, hạn chế
+ Việc đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho chuyên đề còn hạn chế, cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa đồng bộ
  + Kinh phí dành cho các hội thi còn hạn chế.
  d) Giải pháp
  - Nhà trường làm tốt công tác tham mưu, công tác tuyên truyền về ngành học cho các ban ngành đoàn thể địa phương, hội cha mẹ học sinh để kêu gọi đầu tư trong việc xây dựng mua sắm cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học, tạo môi trường phong phú đa dạng cho trẻ hoạt động trải nghiệm và tổ chức thành công các hội thi “ Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” tại đơn vị.
6.  Kết quả triển khai chuyên đề ở các cơ sở GDMN
- Chỉ đạo điểm: Xây dựng và chỉ đạo lớp điểm: Lá1; Lá 2; Chồi 1, Mầm 4, Nhóm 1B. Lớp điểm thực hiện từng nội dung của chuyên đề:
- Hình thức, biện pháp chỉ đạo điểm:
          + Tổ chức thực hành phương pháp tại các lớp điểm về các hoạt động giáo dục: hoạt động học, hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời
          + Tổ chức thi làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho chuyên đề.
          + Tổ chức thi trang trí xây dựng môi tường lớp học theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
          + Rút kinh nghiệm và thống nhất trong tổ chức thực hiện.
 - Kết quả:
          + 100% giáo viên đều được tham gia dự giờ các hoạt động thực hành theo phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm..
          + 100% giáo viên có kiến thức cơ bản về chuyên đề “ Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”.
          + 100%  giáo viên đã biết xây dựng kế hoạch áp dụng phương pháp, hình thức tổ chức theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
* Ưu điểm: Giáo viên đã biết xây dựng kế hoạch áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tổ chức được các hoạt động giáo dục theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, chủ động, linh hoạt trong thiết kế bài dạy, trang trí môi trường trong và ngoài lớp học, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động. Trẻ tích cực, sáng tạo trong khám phá, trải nghiệm, chủ động hứng thú tham gia vào các hoạt động.
* Những hạn chế, khó khăn: Một số giáo viên còn lúng túng trong thực hiện phương pháp, thiếu sự chủ động, sáng tạo, nói nhiều, còn rập khuôn theo phương pháp cũ. Trang trí môi trường nhóm lớp còn mang tính cố định, không mang tính mở, góc thiên nhiên chưa phong phú, trẻ trải nghiệm chưa thường xuyên….
* Giải pháp:Tăng cường tổ chức dự giờ tro đổi, rút kinh nghiệm để nâng cao phương pháp, hình thức tổ chức, tính  chủ động, sáng tạo cho đội ngũ.  Hỗ trợ, tư vấn cho đội ngũ trang trí môi trường nhóm lớp có độ mở,  tạo góc thiên nhiên  phong phú, tích cực  cho trẻ khám phá, trải nghiệm.
7. Kết quả thực hiện các Tiêu chí kèm theo Kế hoạch số 33/KH-PGDĐT
          Những kết quả đạt được, những sáng tạo của  nhà trường  trong thực hiện 5 nội
dung/tiêu chí ban hành kèm theo Kế hoạch số 33/KH-GDĐT ngày 15 tháng 3 năm 2017 của Phòng GD&ĐT. Cụ thể nội dung  dưới đây dựa trên các tiêu chí:
          - Xây dựng môi trường vật chất, môi trường xã hội trong và ngoài lớp học (1)
+ Tạo được môi trường an toàn cho trẻ. Tận dụng được khuôn viên trường cho trẻ khám phá trải nghiệm: có góc thư viện, bé làm nội trợ, bán hàng, vườ cổ tích ở sân trường có khu chợ quê, góc kỹ năng thực hành của bé, khu vui chơi phát triển vận động, đồ chơi trải nghiệm cho trẻ hoạt động;
     + Môi trường trong và ngoài lớp: các góc chơi trang trí theo hướng mở gắn gở dễ thay đổi theo chủ đề, để ngang tầm trẻ, đồ chơi phong phú, học liệu đa dạng, ngoài hành lang trang trí góc vận động, thiên nhiên… đáp ứng được nhu cầu chơi của trẻ, tạo được điều kiện cho trẻ vui chơi đảm bảo được an toàn cho trẻ khi chơi.
          - Xây dựng kế hoạch giáo dục (2)
  + Xây dựng được kế hoạch giáo dục đảm bảo mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện của trường, lớp, độ tuổi của trẻ, giai đoạn theo chương trình giáo dục mầm non.
  + Xây dựng Kế hoạch giáo dục cho trẻ theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm theo chương trình giáo dục mầm non, Căn cứ Văn bản số 01/VBHN-BDGĐT, ngày 24 tháng 01 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Thông tư chương trình Giáo dục mầm non; Căn cứ Thông tư số 28/2016/BGDĐT, ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi một số nội dung của chương trình GDMN ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
          + Giáo viên đã lựa chọn và xây dựng các nội dung giáo dục phù hợp với điều kiện cụ thể của lớp mình.
          - Đổi mới tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ(3)
+ Đổi mới tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻtheo hướng đổi mới phương pháp giáo dục, hình thức tổ chức các hoạt động theo chương trình giáo dục mầm non. Tích cực, sáng tạo trong việc lồng ghép vận dụng các phương pháp cho trẻ phù hợp với từng chủ đề.
          + Đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động tăng cường khuyến khích trẻ chủ động, sáng tạo, tích cực hoạt động, đảm bảo trẻ được học bằng chơi, chơi mà học. Giáo viên đã chú ý quan tâm đến trẻ còn nhút nhát, tự ti, rụt rè, có hoàn cảnh khó khăn
          + Kết hợp việc tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi, tăng cường các hoạt động trãi nghiệm, hoạt động ngoại khóa, tham quan học tập cho trẻ.
          - Đánh giá sự phát triển của trẻ (4)
          + Nhà trường chỉ đạo giáo viên các lớp thực hiện đánh giá hằng ngày, vào cuối các chủ đề, đánh giá tuổi theo giai đoạn, đánh giá cuối độ của từng năm học để có sự điều chỉnh kế hoạch, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm từ đó nâng cao chất lượng động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhóm, lớp.
          + Giáo viên đánh giá từng cá nhân trẻ đúng thời gian và đúng mức độ dựa vào các mức độ cần đạt thông qua các hoạt động hằng ngày, đánh giá sự tiến bộ của trẻ dựa trên mức độ đạt mục tiêu từng lĩnh vực, công bằng khách quan trong công tác đánh giá và giáo viên dựa vào mức độ của trẻ để xây dựng kế hoạch hay điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp.
          -  Công tác tuyên truyền, phối hợp, tạo sự thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội cùng quan tâm xây dựng trường mầm non LTLTT(5)
          + Tuyên truyền về tầm quan trọng của việc thực hiện chuyên đề, nội dung thực hiện chuyên đề đối với đội ngũ CBGVNV, đối với trẻ, với phụ huynh. Thu hút được sự quan tâm của phụ huynh đối với lớp, nhà trường. Phụ huynh quan tâm kết hợp cùng với giáo viên trong việc rèn luyện giúp trẻ phát triển, đóng góp công sức, kinh phí đầu tư mua sắm thêm thiết bị, dụng cụ, đồ chơi cho trẻ. Phối hợp cùng phụ huynh sưu tầm nguyên vật liệu sẵn có để làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục.
          + Xây dựng góc tuyên truyền của nhà trường, của lớp, trao đổi trong các buổi họp phụ huynh, trên loa đài của trường, và bằng cách thức trò chuyện trực tiếp với phụ huynh. vận động tuyên truyền với phụ huynh đóng góp nguyên vật liệu tham gia hội thi làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho chuyên đề. Kêu gọi nguồn xã hội hóa giáo dục để xây dựng làm mới các khu vực vui chơi trải nghiệm cho trẻ. Mời đại diện Chính quyền địa phương, mời phụ huynh đến dự các ngày hội ngày lễ của trẻ như: “Ngày hội đến trường của bé”, Tết trung thu, Lễ hội mừng xuân, Gian hàng ẩm thực mùa xuân, Lễ Tổng kết – Lễ ra trường cho trẻ 5 tuổi…
  + Làm tốt công tác tuyên truyền phối hợp, nhằm tạo sự thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội cùng quan tâm xây dựng trường mầm non LTLTT đạt kết quả cao.
          8. Tổ chức tổng kết 5 năm thực hiện chuyên đề cấp trường:
          Thực hiện công văn số: 481/PGDĐT - GDMN ngày 27 tháng 12 năm 2019 của  Phòng GD&ĐT về kế hoạch tổng kết 05 năm triển khai chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”, trường Mầm non Sơn Ca tổ chức tổng kết 5 năm thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” cấp trường với các nội dung như sau:


 - Tự đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm việc triển khai thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” và xây dựng kế hoạch tiếp tục thực hiện Chuyên đề giai đoạn tiếp theo.
          - Tổ chức hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm; tổng kết, đánh giá, khen thưởng, tôn vinh những cá nhân điển hình tốt trong triển khai thực hiện Chuyên đề và đề nghị Phòng GD&ĐT khen thưởng 2 điển hình tiêu biểu trong nhà trường về xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm; sáng kiến hay, giải pháp hữu ích, những điển hình tiêu biểu trong thực hiện Chuyên đề để tuyên truyền, phổ biến và nhân rộng trong toàn trường.
          - Xây dựng kế hoạch tiếp tục thực hiện xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn tiếp theo.
          - Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Chuyên đề, truyền thông về những mô hình, sáng kiến, điển hình tốt và kết quả thực hiện Chuyên đề.
          - Tiếp tục làm tốt công tác xã hội hóa để huy động mọi nguồn lực xây dựng môi trường vật chất bên trong và bên ngoài lớp học nhằm nâng cao chất lượng Chuyên đề cho giai đoạn tiếp theo.
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG
          1. Kết quả nổi bật
Nhà trường thực hiện nghiêm túc chuyên đề theo công văn hướng dẫn của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT chỉ đạo.
- Trong 5 năm thực hiện chuyên đề, nhà trường đã tạo được các góc chơi  cho trẻ ở 100% các lớp. Bố trí tại các địa điểm, tạo sân chơi có mái che thoáng mát tại sân trường, quy hoạch các khu vực cho trẻ tham gia trải nghiệm mọi lúc, mọi nơi, phù hợp. 
  - Có các thiết bị đồ chơi phong phú cho trẻ vui chơi. Phát huy tính năng sử dụng của các loại đồ chơi ở sân trường có hiệu quả.
  - Tổ chức hội thi trang trí lớp theo quan điểm “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”.
- Phát động đội ngũ nhà giáo tham gia hội thảo phổ biến sáng kiến kinh nghiệm hay hoặc thiết kế các góc chơi, khu vui chơi, khu trải nghiệm theo hướng mở.
- 100% trẻ được tham gia hoạt động tại các góc mọi lúc, mọi nơi;
- Cán bộ giáo viên thiết kế và sáng tạo hơn 200 loại đồ dùng, đồ chơi và các trò chơi tại các góc cho trẻ được trải nghiệm. Trẻ tham gia hoạt động hứng thú, tích cực,tự tin đã tạo được niềm tin cho các bậc phụ huynh học sinh yên tâm gửi trẻ trong trường.
-  Tổ chức tốt hội thi “Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm” cấp trường.
          2. Khó khăn, hạn chế
- Một số giáo viên còn thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy nên đôi lúc còn túng lúng khi áp dụng các phương pháp mới.
  - Giáo viên tuổi đời cao khả năng vận dụng và thay đổi các phương pháp giáo dục, ứng dụng Công nghệ thong tin còn hạn chế
- Việc xác định mục tiêu bài dạy cho từng độ tuổi một số giáo viên còn nhiều lúng túng, còn lẫn lộn giữa nội dung và mục tiêu, về công tác đánh giá trẻ còn một số giáo viên còn đánh giá ngắn gọn, sơ sài.
- Cơ sở vật chất, điều kiện để phục vụ cho chuyên đề chưa đồng bộ.
- Một số giáo viên việc tiếp cận với chuyên đề chưa thực sự quan tâm, chú trọng.
- Một số phụ huynh nhận thức chưa sâu sắc về chuyên đề, vì thế  phần nào cũng ảnh hưởng tới công tác tuyên truyền, phối hợp của nhà trường.
III. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG
          - Tiếp tục thực hiện và phát huy những kết quả đã đạt được
          - Chỉ đạo tổ chuyên môn hoạt động tích cực, chủ động. Chỉ đạo giáo viên các lớp đầu tư, tìm tòi, tiếp cận và đổi mới phương pháp theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.
          - Trao đổi kinh nghiệm cùng với các cụm chuyên môn trong huyện. Tham gia các lớp tập huấn do Phòng giáo dục, Sở giáo dục tổ chức.
          - tăng cường công tác tự bồi dưỡng, bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ tay nghề và kinh nghiệm trong chuyên môn.
          1. Đối với địa phương:
         UBND Thị trấn đầu tư ngân sách để trường tăng trưởng cơ sở vật chất đặc biệt phòng chức năng, cơ sở vật chất đảm bảo nhu cầu hoạt động của trẻ.
          2. Đối với Phòng GD&ĐT.
   - Đề xuất, kiến nghị: Phòng GD&ĐT tổ chức các lớp tập huấn rộng hơn cho đội ngũ giáo viên các trường tham gia. Phòng giáo dục tổ chức thêm nhiều hoạt động sinh hoạt chuyên môn mở rộng về phương pháp dạy học các lĩnh vực khác theo chuyên đề: Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm để đội ngũ giáo viên tham gia.
         3. Đối với Sở GD&ĐT: Đầu tư  kinh phí, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi ngoài trời đáp ứng được hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, trẻ được khám phá trải nghiệm nhiều hơn.
4. Đối với Bộ GD&ĐT: Không có
          Trên đây là báo cáo tổng kết 5 năm triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” của trường Mầm non Sơn Ca./.
        Nơi nhận:                                                                             HIỆU TRƯỞNG
-  Phòng GD&ĐT Dầu Tiếng;                                                      
   -  Lưu: VT


 

Tác giả: Trường MN Sơn Ca

 Từ khóa: ltltt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bữa sáng:

- Sữa 
- Soup nui

Bữa trưa:

- Cơm
- Thịt xào bông cải
- Canh: Cá nấu ngót
- Nước tắc

Bữa xế:

- yaourt

Bữa chiều:

- Bánh mì sandwich,hột gà

Văn bản mới

CV số 77/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: bảo đảm an toàn thông tin...

Ngày ban hành: 24/04/2024

KHPH số 109/KHPH-CAH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: kế hoạch phối hợp ...

Ngày ban hành: 24/04/2024

CV số 75/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống ngộ độc TP

Ngày ban hành: 24/04/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây