PHÒNG GD-ĐT HUYỆN DẦU TIẾNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MẦM NON SƠN CA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 27 /BC-MNSC Dầu Tiếng, ngày 08 tháng 07 năm 2020
BÁO CÁO TỔNG KẾT
NĂM HỌC 2019-2020
Căn cứ công văn số: 129 /PGDĐT-MN /PGDĐT-MN ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Dầu Tiếng về việc hướng dẫn báo cáo tổng kết năm học 2020-2021 Giáo dục Mầm non;
Căn cứ kết quả đạt được trong năm học 2019-2020 Trường Mầm non Sơn Ca Báo cáo Tổng kết năm học 2019-2020 như sau:
I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
1. Việc thực hiện các chương trình hành động và các phong trào thi đua.
- Trong năm học thực hiện tốt cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minhvới ba nội dung: “Trách nhiệm trong công việc, noi gương trong đời sống, dân chủ trong hoạt động”
- Xây dựng đội ngũ theo chuẩn nghề nghiệp với phương châm hành động: “Mỗi một giáo viên luôn là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”
- Triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”, tiếp tục thực hiện các nội dung của cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học, sáng tạo”, phong trào thi đua“ Xây dựng trường học an toàn, thân thiện, xanh, sạch, đẹp” trong nhà trường.
- Tăng cường nề nếp, kỷ cương, tình thương trách nhiệm trong nhà trường, nâng cao đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên trong chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
- Tập thể CB-GV-NV Nhà trường luôn thực hiện thông điệp hành động của nhà trường “Hãy yêu thương và dành điều tốt đẹp nhất cho trẻ”.
- Triển khai và đẩy mạnh thực hiện tốt phong trào “Xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường” xếp loại đạt.
- Hưởng ứng tốt các đợt phát động thi đua chào mừng các ngày lễ lớn và 2 đợt thi đua trong năm, có nhận xét chấm điểm đánh giá.
* Kết quả bình xét thi đua năm học 2019-2020: Tổng số người được bình xét: 52 người. Trong đó xếp loại A: 48 người, xếp loại B: 4 người.
Các danh hiệu đề nghị:
- Trường được UBND tỉnhcông nhận “Tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”
- Tập thể tổ: 4 tổ đạt LĐTT huyện khen
- Lao động tiên tiến: 48 người
- Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở: 02 người.
2. Kết quả nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý GDMN.
- Thực hiện tốt chủ đề: “Đổi mới mạnh mẽ, thực chất công tác quản lý và nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ”
- Đảm bảo việc thực hiện đồng bộ việc đổi mới giáo dục về 2 phương diện: Phương thức quản lý và phong cách quản lý gắn với việc xác định trách nhiệm và nâng cao vai trò người đứng đầu trong nhà trường.
- Thực hiện dân chủ trong mọi hoạt động, tạo điều kiện cho mỗi CBGVNV tham gia đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch và các mặt hoạt động của trường. Đưa vào chuẩn thi đua từng tháng tại cấp tổ khối và từng học kỳ cấp trường.
- Chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho đội ngũ.
- Thực hiện công tác kiểm tra tập trung vào việc thực hiện các quy định quy chế về chuyên môn nghiệp vụ chăm sóc giáo dục trẻ theo các văn bản pháp quy hiện hành.
- Tạo bầu không khí thân thiện, sự hiểu biết trong nhà trường: Giữa Ban giám hiệu và giáo viên, giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với học sinh và cha mẹ học sinh…
- Hoàn thành hồ sơ thi đua nghiêm túc, đầy đủ, đúng quy định, đúng thời hạn.
- Động viên khuyến khích CB.GV viết sáng kiến kinh nghiệm, đồng thời triển khai các SKKN có giá trị áp dụng cho toàn trường thực hiện;
- Nâng cao chất lượng chuyên môn, hoàn thành nhiệm vụ.
- Động viên CB-GV-NV tự bồi dưỡng tự học, tự rèn tham khảo sách báo mở rộng kiến thức và trao đổi kinh nghiệm, luôn lắng nghe ý kiến của mọi người, kịp thời bổ sung các biện pháp quản lý phù hợp.
- Đơn giản hóa hồ sơ sổ sách, các kế hoạch theo hướng gọn nhẹ, lồng ghép hiệu quả tránh hình thức, máy móc.
- Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ cho từng CB-GV-NV.
- Tạo điều kiện về thời gian, vật chất để CB-GV-NV có thể tham gia các hoạt động của trường và ngành phát động.
- Thực hiện quyền lợi kịp thời như: Thăm hỏi khi ốm đau và lúc gia đình gặp khó khăn. Tổ chức họp mặt giao lưu trong những ngày lễ hội để tạo sự gắn bó và cảm thông hỗ trợ nhau, cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ cao.
- Đề nghị khen thưởng kịp thời những thành tích để động viên và phát huy các mặt ưu điểm …
3. Việc rà soát, sắp xếp mạng lưới trường, lớp; tăng cường cơ sở vật chất.
* Quy mô phát triển năm học 2019– 2020:
- Số trẻ huy động ra lớp đầu năm có: 505 trẻ/ 233 nữ đăng ký nhập học; Trẻ Nhà trẻ: 63/22; số trẻ mẫu giáo có 435/ 204 nữ.
- Tổng số trẻ duy trì đến cuối học kỳ II : Tổng số có 511/240 nữ, tăng 06 trẻ so với đầu năm học, trong đó số trẻ nhà trẻ: 64/22 trẻ nữ, trẻ mẫu giáo 447/ 204 trẻ nữ
* Trong đó:
a) Nhà trẻ:
- Nhóm 25-36: 03 nhóm
- Tổng số trẻ NT: 64/63. Tỷ lệ huy động đạt:100%
b) Mẫu giáo:
- Tổng số lớp MG: 12 lớp ( 04 mầm, 04 chồi, 04 lá không tăng, không giảm so năm học trước)
- Tổng số trẻ: 447/442. Tỷ lệ huy động đạt: 100% (không tăng không giảm so năm học trước)
- Mẫu giáo 5 tuổi: 176 /176. Tỷ lệ huy động đạt: 100%
4. Công tác phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi.
- Tiếp tục giữ vững và phát huy hiệu quả công tác phổ cập GDMN trẻ 5 tuổi, tập trung nâng cao chất lượng, đảm bảo kết quả đạt các tiêu chuẩn theo Nghị định số /2014/NĐ-CP ngày 24/03/2014 của Chính phủ về Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ - Thông tư 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/03/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;
- Thực hiện Quyết định 661/QĐ-UBND của UBND huyện Dầu Tiếng; đảm bảo các điều kiện cần thiết hỗ trợ GDMN phát triển bền vững, nâng cao tỷ lệ huy động trẻ đến lớp. Phấn đấu hoàn thành mục tiêu phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi, tạo điều kiện CSVC, đội ngũ giáo viên.
- Tiếp tục duy trì khâu cập nhật số liệu, thực hiện báo cáo, khai thác dữ liệu PCGDMNTNT trên hệ thống thông tin điện tử quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ theo phân cấp quản lý một cách hiệu quả.
- Trường MN Sơn Ca có 06 trẻ thuộc diện khó khăn, hộ nghèo, khuyết tật. Trong đó: 03 trẻ thuộc diện hộ nghèo; 01 trẻ khuyết tật; 02 trẻ thuộc diện gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
5. Chất lượng hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
5.1. Công tác đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ.
- Đầu năm học hiệu trưởng ra Quyết định số 29/QĐ-MNSC, ngày 02 tháng 10 năm 2019 Quyết định thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường học an toàn, thân thiện, phòng chống tai nạn thương tích, bạo lực học đường”, xây dựng kế hoạch phân công các thành viên trong ban.Trong năm học đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ cả về thể chất, tinh thần. Không có dịch bệnh xảy ra. Chỉ đạo y tế học đường xây dựng kế hoạch thực hiện công tác y tế học đường trong năm học, thường xuyên kiểm tra các nguy cơ mất an toàn cho trẻ, xây dựng bảng điểm chấm điểm các lớp 1 lần/tuần để đánh giá mức độ thực hiện an toàn tại các lớp.
- Thường xuyên giáo dục, nhắc nhở giáo viên không được quát, mắng hay có hành vi bạo hành trẻ. Vì vậy trong năm không có trường hợp vi phạm xảy ra.
5.2. Chất lượng công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ cho trẻ.
* Về công tác chăm sóc sức khỏe:
- 100% trẻ đến trường được theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ tăng trưởng, đã thực hiện 4 đợt cân đo trẻ trong năm học. Đối với trẻ SDD, thấp còi, thừa cân và trẻ dưới 24 tháng được cân đo hàng tháng.
- Phối hợp Y tế Thị trấn cho cháu nhà trẻ dưới 36 tháng uống Vitamin A : 47/47 trẻ và trẻ mẫu giáo dưới 60 tháng tuổi được tẩy giun 272/272 (ngày 29/05/2020 )
- Thực hiện tốt việc tổ chức khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm học:
- Lần 1: Được tổ chức khám đầu học kỳ I ( tháng 9/2019).
+ Tổng số trẻ được khám : 505/232 nữ ; trong đó Nhà trẻ có 64 trẻ/32 nữ - Mẫu giáo có 441 trẻ/ 200 nữ, tỷ lệ 100 %
- Lần 2: kiểm tra sức khỏe cho trẻ vào tháng 07/2020.
+ Tổng số trẻ được khám: 511/234nữ ; trong đó Nhà trẻ 64 trẻ/32 nữ - Mẫu giáo có 441 trẻ/ 202 nữ, tỷ lệ 100 %
- Tổng số CB,GV,NV được kiểm tra sức khỏe: 52/52 đạt tỷ lệ 100%.
* Về công tác chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ:
- Thường xuyên vệ sinh môi trường, chế biến thức ăn cho trẻ hợp vệ sinh và đảm bảo đủ chất, đủ lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm để phòng dịch bệnh, kết hợp với phụ huynh trong việc chăm sóc sức khoẻ cho trẻ như mặc ấm, không đi chân đất trong mùa đông, mua đầy đủ chăn ấm cho trẻ.
- Nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng làm tiền đề cho việc tuyên truyền vận động phụ huynh cho trẻ tham gia chương trình sữa học đường, trong tháng 6,7/2020 có 150 đăng ký.
- Trong năm học nhà trường được đón đoàn Giám sát của Ban kinh tế Hội đồng nhân dân Thị trấn về việc tổ chức bán trú cho trẻ năm học 2019-2020, đoàn đánh giá bếp ăn đạt tiêu chuẩn, sạch sẽ đảm bảo ATVSTP, công tác bán trú tốt có đầy đủ hồ sơ.
- Tăng cường công tác kiểm tra giao nhận thực phẩm, đảm bảo thực hiện lưu mẫu đúng quy trình và kiểm thực ba bước.
- Thực hiện tốt việc cân-đo và theo dõi tình trạng dinh dưỡng của trẻ và theo BĐTT đúng định kỳ, kịp thời
- Tổng số trẻ được cân-đo và theo dõi bằng BĐTT: 511 trẻ/240 nữ; tỷ lệ 100%.
- Năm học 2019-2020 nhà trường có 4 trẻ được trợ cấp chi phí học tập (100.000đ/tháng/trẻ) theo Nghị định số 06/2018/NĐ-CP về quy định chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa đối với trẻ mầm non thuộc diện hộ nghèo và được Công ty sữa Vinamilk hỗ trợ 50%, nhà nước 50% uống sữa học đường miễn phí.
- Duy trì và cải tạo bếp ăn của nhà trường, thực hiện chế biến thực phẩm theo quy trình bếp ăn một chiều hợp vệ sinh.
- Nhà trường đã ký hợp đồng mua thực phẩm sạch Công ty Nguyên Thành Đạt, có nguồn gốc cụ thể rõ ràng, có tính pháp lý. để người bán thực phẩm có trách nhiệm với thực phẩm mình xuất cho nhà trường. Giao cho phó hiệu trưởng phụ trách bán trú trực tiếp chịu trách nhiệm về công tác nuôi , lên và tính khẩu phần ăn một tuần không lặp lại. Thực hiện tốt việc lưu mẫu thức ăn hàng ngày theo đúng quy định.
- Tổng số trẻ ăn bán trú tại trường: 511/234 nữ.
* Kết quả:
+ Trẻ phát triển bình thường: 436/511 (tỷ lệ: 85,32%)
+Trẻ SDD nhẹ cân: Cuối năm còn 02 trẻ (tỷ lệ: 0,39 %). So với đầu năm giảm06trẻ (tỷ lệ giảm đạt 1,17 %).
+Trẻ SDD thấp còi: Cuối năm còn 02 trẻ (tỷ lệ: 0,39 %). So với đầu năm giảm 15 trẻ (tỷ lệ giảm đạt: 2,97%).
+ Trẻ SDD gầy còm: Cuối năm còn 0 trẻ (tỷ lệ: 0 %). So với đầu năm giảm 02 trẻ (tỷ lệ giảm đạt: 0,39%).
+Trẻ thừa cân: Cuối năm còn 37 trẻ (tỷ lệ: 63,79%). So đầu năm giảm 21trẻ (tỷ lệ giảm đạt: 36,20%).
+ Trẻ béo phì: Cuối năm còn 34 trẻ (tỷ lệ: 6,65%), So đầu năm giảm 20 trẻ (tỷ lệ giảm đạt: 58,81%).
5.3. Đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục, nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non.
- CB-GV-NV thực hiện tốt Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng chính phủ. Về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, giáo viên thiết kế tiết dạy quay video gửi lên zalo hay fb cho phu huynh cho trẻ xem, nhằm đảm bảo cho trẻ được vui chơi vận động, cũng như nắm một số kiến thức ở nhà trong mùa dịch ( Có 08 bài đăng trên fb và zalo).
- Điểm mạnh thực hiện chương trình giáo dục mầm non: Xây dựng nội dung giáo dục phù hợp với địa phương và tình hình dịch bệnh Covid-19, nhận thức của trẻ. Phương pháp giảng dạy có sáng tạo thu hút sự tập trung chú ý của học sinh, phát huy khả năng sáng tạo của trẻ. Đầu tư kinh phí mua sắm trang thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi, cải thiện môi trường học tập.
- Điểm hạn chế: Phương pháp giảng dạy ở một số giáo viên còn cứng nhắc, chậm đổi mới. Tạo môi trường học tập ở một số nhóm lớp còn yếu.
- 100% các lớp thực hiện chương trình đổi mới hình thức giáo dục ở các độ tuổi. Ngay từ đầu năm học nhà trường đã phân trẻ theo đúng độ tuổi, phân công giáo viên đứng lớp theo đúng sở trường, năng lực từng người. Trẻ đến trường được ăn bán trú tại trường và được học 2 buổi/ngày là 511/511 cháu, đạt tỷ lệ 100%.
- Phân công giáo viên có tay nghề vững vàng nhiệt tình dạy lớp 5 tuổi, đầu tư trang thiết bị, chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt chương trình theo các chủ điểm giáo dục trong năm đảm bảo tốt công tác phổ cập trẻ 5 tuổi.
- Sinh hoạt chuyên môn, thao giảng, dự giờ đầy đủ.
- Tổ chức cho 175 trẻ khối lá đi tham quan Trường tiểu học Ngô Quyền.
- Cho trẻ tham gia Hội thi Mỹ thuật thiếu nhi hè 2020 do thông tin văn hoá Huyện Dầu Tiếng tổ chức. Có 09 trẻ lá tham gia đạt 6 giải. ( 3 B, 1 C, 2 KK)
* Kết quả:
- Thao giảng chuyên đề:
+ Theo dõi, kiểm tra, dự giờ các nhóm. lớp thực hiện đầy đủ các họat động chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ hàng ngày, kết quả đạt được như sau:
+ Tổng số tiết dự giờ thao giảng của BGH: 663 tiết, ngoài ra còn đảm bảo công tác kiểm tra nội bộ theo kế hoạch đề ra của Hiệu trưởng nhà trường.
+ Giáo viên thực tốt việc dự giờ chéo giữa giáo viên đúng theo quy định 10 tiết/cô
- Phong trào làm đồ dùng dạy học tự tạo:
+ Tổng số có 480 bộ đồ dùng dạy học được làm từ các nguyên vật liệu phế phẩm.
+ Thi xây dựng môi trường bên ngoài LTLTT cấp trường: Đạt 02 giải A, 02 giải B và 01 giải C.
+ Thi xây dựng trường mầm non LTLTT cấp huyện: Được giấy khen công nhận đứng thứ 3.
+ Thi làm đồ dùng- Đồ chơi tự tạo cấp trường: 30 đồ dùng, đồ chơi/15 nhóm lớp.
+ Giáo viên giỏi cấp trường đạt 28/33 giáo viên. (Tỷ lệ: 92,40%)
+ Tỷ lệ trẻ đạt chuyên cần: 92,73% toàn trường ( Trong đó: NT: 87,88%; MG: 93,32%)
+ Tỷ lệ trẻ đạt bé ngoan: 92,70%
+ Trẻ 5 tuổi: 95,07%
* Công tác bồi dưỡng thường xuyên:
- Đánh giá kết quả hoàn thành BDTX năm học 2019-2020 như sau:
Tổng số CB-GV tham gia học: 35/36 (01 GV không tham gia do nghỉ thai sản )
. Giỏi: 16/36 cô, đạt tỉ lệ 44,44%
. Khá: 13/36 cô, đạt tỉ lệ 36,11%
. Trung bình: 03/36, đạt tỉ lệ 8,33 %
* Nghiên cứu khoa học ( sáng kiến kinh nghiệm )
+ Tổng số có 10 bài viết đạt cấp trường, kết quả đạt cấp huyện 02/08 bài
- Việc thực hiện chính sách đối với trẻ mầm non: Năm học 2019-2020 nhà trường có 4 trẻ được trợ cấp chi phí học tập (100.000đ/tháng/trẻ) theo Nghị định số 06/2018/NĐ-CP về quy định chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa đối với trẻ mầm non thuộc diện hộ nghèo và được Công ty sữa Vinamilk hỗ trợ 50%, nhà nước 50% uống sữa học đường miễn phí.
5.4. Công tác kiểm định chất lượng GDMN và xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
Nhà trường xây dựng Kế hoạch tự đánh giá, ra quyết định thành lập Hội đồng tự đánh giá. Duy trì chất lượng trường chuẩn quốc gia mức độ 1 và chất lượng cấp độ 1. Phấn đấu xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 2 và đạt chất lượng cấp độ 3 vào năm 2021.
6. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non.
- Thực hiện nghiêm Chỉ thị 1737/CT-BGDĐT, ngày 15/5/2018 của Bộ Giáo dục và đào tạo về tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo. Nhà trường xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong CB-GV-NV cùng thực hiện. Trong năm học không có trường hợp vi phạm.
- Nhà trường xây dựng Kế hoạch số 01/KH-MN, ngày 20/8/2019 kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non.Kết quả kiểm tra hồ sơ đánh giá. Tổng số người đánh giá: 35/36. Xếp loại Giỏi: 16/36 ; Khá: 13/36; TB: 03 /36.
- Thực hiện nghiêm túc về chi trả các chế độ cho giáo viên. Chế độ nghỉ thai sản cho 04 người. Nghiêm túc thực hiện nâng lương thường xuyên, TGTB cho cán bộ giáo viên, nhân viên. Xét hồ sơ nâng lương trước thời hạn cho 05 người.
- Tổng số cán bộ giáo viên trong trường: 52 người
Trong đó: Biên chế nhà nước: 37 người; hợp đồng NĐ 68:14 người (11 CD; 02 BV; 01 PV); hợp đồng ngắn hạn: 01 kế toán, đảm bảo chế độ cho giáo viên
- Trong năm học 02 cán bộ quản lý tham gia học lớp Trung cấp trính trị không tập trung.
7. Công tác xã hội hóa và hội nhập quốc tế trong GDMN.
Trong năm học nhà trường đã huy động từ cha mẹ học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn trường ủng hộ tiền, vật chất, cây kiểng, sơn, phân bón... để tổ chức lễ hội cho trẻ, cho trẻ đi tham quan trường tiểu học và xây dựng môi trường GD LTLTT.
* Tổng quy thành tiền: 103,294,500đ.
8. Ứng dụng công nghệ thông tin trong GDMN.
- Tiếp tục thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin: Nutrikids, Happykid, Kidsmart, phần mềm quản lý cho hoạt động của nhà trường.
- Nâng cao hiệu quả việc thực hiện nối mạng Internet để khai thác Website WWW.mamnon.com hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em của Vụ giáo dục mầm non…
- 100% CBQL, giáo viên biết sử dụng máy vi tính áp dụng trong công tác giảng dạy, thực hiện các phần mềm quản lý cho hoạt động của nhà trường.
- Thực hiện tốt việc ứng dụng CNTT trong quản lý và chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ; lưu trữ và sử dụng hồ sơ, sổ sách chuyên môn đảm bảo tinh gọn, hiệu quả;
- Triển khai, rà soát, cập nhật dữ liệu về trẻ, đội ngũ CBQL, giáo viên vào phần mềm cơ sở dữ liệu ngành; cập nhật dữ liệu PCGDMNTENT, tạo điều kiện cho các cấp quản lý giám sát các điều kiện đảm bảo chất lượng của nhà trường, nâng cao năng lực hiệu quả thống kê, tổng hợp.
- Nâng cao hiệu lực công tác quản lý giáo dục mầm non theo các văn bản pháp quy: Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/05/2015 của Chính phủ về đánh giá, phân loại CB.CC.VC...
9. Công tác truyền thông về GDMN.
- Trong năm học 2019-2020 tình hình dịch bệnh viêm đường hô cấp Covid-19 diễn biến phức tạp, nhà trường thực hiện nghiêm túc phòng chống dịch bệnh, tuyên truyền trên mạng xã hội, zalo, những hình ảnh, áp phích. 100% các lớp có góc tuyên truyền tại lớp và có sổ kế hoạch tuyên truyền, thường xuyên tận dụng các cơ hội để tuyên truyền tới các phụ huynh nhằm phối kết hợp chặt chẽ trong việc nuôi dạy trẻ.
- Nhà trường thông qua các đoàn thể ở địa phương như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Y tế. Qua các hoạt động lễ hội các hội thi tuyên truyền các nội dung về huy động trẻ ra lớp, tổ chức ăn bán trú, phòng bệnh ….
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Đánh giá tóm tắt những điểm nhấn riêng biệt của địa phương, kết quả nổi bật đạt được so với chỉ tiêu nhiệm vụ năm học đã đề ra và so với cùng kỳ năm trước.
- Năm học 2019-2020 nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học, thực hiện tốt các chỉ tiêu mà Nghị quyết đã đề ra trong Hội nghị.
- Cơ sở vật chất đồ chơi ngoài trời được bổ sung, trang bị tương đối đầy đủ các thiết bị phục vụ công tác chăm sóc trẻ. Tập thể CB-GV-NV tích cực xây dựng môi trường GD lấy trẻ làm trung tâm, bên ngoài và bên trong nhóm, lớp cho trẻ vui chơi, hoạt động trải nghiệm.
- Nhà trường hoạt động có nề nếp, đoàn kết cùng nhau tiến bộ. Dân chủ, kỷ cương được thực hiện nghiêm túc. Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.
- Công tác thi đua trong trường được thực hiện nghiêm túc, có phát động, sơ kết, tổng kết vì vậy đã thúc đẩy phong trào thi đua ở đơn vị.
- Chất lượng chăm sóc giáo dục được nâng lên, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, béo phì cao hơn năm trước 1,9%. Tổ chức thành công các hội thi của cô và trẻ, đặc biệt ngày hội “Lễ hội mừng xuân canh tý 2020”. Sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ có nhiều bước chuyển biến.
2. Những khó khăn, hạn chế
2.1. Vấn đề khó khăn, vướng mắc của đơn vị
* Công tác quản lý
Việc vận dụng các văn bản của cấp trên đôi lúc chưa được triệt để. Công tác văn thư lưu trữ quản lý các số liệu thống kê chưa tốt, báo cáo còn chậm trễ.
* Về chất lượng chăm sóc giáo dục
Một số giáo viên trình độ công nghệ thông tin còn yếu, nên dẫn đến chưa sáng tạo trong việc tổ chức chức các hoạt động cho trẻ; phương pháp giảng dạy còn cứng nhắc.
* Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất tưởng đối ổn định, tuy nhiên nhà vệ sinh giáo viên khối mầm, chồi, nhà trẻ chưa có, nhà bếp cũ xuống cấp, chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng theo qui định của ngành.
2.2. Nguyên nhân của khó khăn, hạn chế ở từng nội dung.
- Nhà trường không có văn thư chuyên trách chỉ kiêm nhiệm nên cập nhật triển khai chưa triệt để.
- Một số giáo viên chưa linh hoạt do lớn tuổi
2.3. Các giải pháp sẽ thực hiện trong thời gian tiếp theo.
- Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học các lớp công nghệ thông tin, học tập nâng cao trình độ tay nghề trên chuẩn để chăm sóc và giáo dục trẻ.
- Tham mưu với các cấp lãnh đạo tạo nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất.
- Tăng cường việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác, coi đây là một công tác quan trọng trong nhà trường nhằm nêu cao vai trò trách nhiệm của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT VỚI PHÒNG GDĐT
- Đề nghị cấp trên duyệt cho sơn mới lại khu vực nhà bếp.
Trên đây là Báo cáo Tổng kết năm học 2019-2020 của Trường Mầm non Sơn Ca. Rất mong nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp các ngành để trường hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học tiếp theo./.
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
- Lãnh đạo Phòng GDĐT
- Lưu. Trường MN Sơn Ca
Nguyễn Kim Ngọc Hà