Cha mẹ hãy cho trẻ biết lợi ích của việc tiết kiệm khi sử dụng điện, nước, sẽ giúp gia đình tiết kiệm được tiền. Cho con biết khi con sử dụng hoang phí như không tắt bóng đèn, tắt quạt, máy lạnh khi không sử dụng hay đến trong vòng một giờ sẽ làm lãng phí bao nhiêu tiền của gia đình và ảnh hưởng như thế nào đến môi trường. Cha mẹ có thể lấy dẫn chứng hình ảnh của các thiên tai như hạn hán, bão, lũ lụt và sóng thần… để giúp con hình dung rõ hơn sự nguy hại của việc tàn phá môi trường.
Những câu chuyện, bài thơ, câu đố có vai trò giúp hình thành tâm hồn của trẻ, giúp trẻ cảm nhận tốt hơn về cách ứng xử của con người trong thiên nhiên, giữa các đối tượng của thiên nhiên với nhau. Sự đa dạng và các hoạt động của các nhân vật sẽ mang lại sự cuốn hút đối với trẻ. Cha mẹ và thầy cô có thể kể một số câu chuyện mang tính giáo dục môi trường cho trẻ mầm non nghe để hình thành thêm thái độ đúng đắn với môi trường xung quanh của trẻ.
Phương pháp này còn giúp trẻ hiểu hơn về cuộc sống thế giới xung quanh, phát triển về ngôn ngữ, kích thích óc tưởng tượng, suy đoán và phát triển trí thông minh ở trẻ.
Thông qua những hoạt động, trò chơi, các hoạt động khám phá khoa học, Thầy cô lôi cuốn trẻ tham gia vào các cuộc trò chuyện bằng những câu hỏi ngắn về kinh nghiệm của trẻ, tạo hứng thú bước đầu cho trẻ đối với những nội dung đặt ra về bảo vệ môi trường. Ví dụ: Tại sao chúng ta phải trồng cây? Cây sống được là nhờ đâu? Muốn cây xanh trong sân trường tươi tốt chúng ta phải làm gì? Khi ôtô, xe máy chạy trên đường, điều gì gây ô nhiễm môi trường? Mỗi bạn cần làm gì để sân trường sạch?…Điều này không chỉ giúp hình thành mà còn làm cho trẻ tìm hiểu được các hiện tượng trong môi trường, trẻ biết các hành vi tốt, hành vi xấu ảnh hưởng đối với môi trường, phân biệt môi trường sạch, môi trường bẩn và biết giữ cho môi trường luôn sạch đẹp. Các trò chơi cô giáo có thể thực hiện trên máy tính giúp trẻ có hứng thú và ghi nhớ sâu hơn.
Những việc làm đơn giản như như tự đi vệ sinh cá nhân, cất đồ dùng gọn gàng, lao động chăm sóc các con vật nuôi bảo vệ môi trường sạch sẽ, lao động vệ sinh môi trường như thực hiện gom rác quét dọn cùng cô trong lớp, nơi sân trường, lau chùi đồ dùng đồ chơi,… đều là việc làm góp phần làm môi trường thêm sạch đẹp…Trẻ sẽ bị lôi quấn tham gia tích cực các hoạt động này, giúp cho trẻ có ý thức tốt hơn trong vấn đề bảo vệ, giữ gìn môi trường xung quanh.
Các thầy cô hay phụ huynh cũng có thể giáo dục trẻ mầm non bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động lễ hội, cuộc thi, hoạt động như trồng cây con, vẽ tranh chủ đề môi trường, làm đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải do phụ huynh đem vào cho lớp trong những ngày lễ lớn như ngày sinh nhật Bác Hồ, ngày môi trường thế giới… cũng là cách để ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường.
Con cái bị ảnh hưởng rất nhiều từ cha mẹ, mỗi hành động của cha mẹ đã là khuôn mẫu để cho con học tập. Chính vì vậy, cha mẹ hãy là tấm gương sáng để có ý thức hơn trong vấn đề bảo vệ môi trường. Mỗi bậc phụ huynh cần có ý thức việc bảo vệ môi trường thì từ đó mới mong tác động và lan tỏa đến thế hệ con trẻ. Mọi sự giáo dục đều trở về con số 0 khi chính phụ huynh hay thầy cô không làm gương cho con trẻ noi theo.
Tác giả: Trường MN Sơn Ca
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
-Bún sườn cốt lếch,củ dền,su hào,nấm bào ngư
- Sữa Dielac vinamilk
- Cơm trắng
- Mặn: Cá ba sa kho
- Canh: Rau đay nấu cua đồng
- Luộc:Đậu bắp(lá)
- yaourt
Bữa chiều:- Nui hải sản, cà rốt,nấm kim châm
Văn bản mới
Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.
Ngày ban hành: 02/04/2024
Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS
Ngày ban hành: 12/06/2024
Thăm dò ý kiến