Nó không chỉ quen thuộc, được nhắc nhiều trong các buổi vui chơi tập thể của trẻ. Thêm vào đó, dung dăng dung dẻ còn có thêm bài vè khá thú vị. Chắc chắn không bé nào là không biết đến bài này. Đặc biệt, đây là trò chơi tập thể cần số lượng bé tham từ 5-10 bé. Do vậy, không gian tham gia trò chơi cũng cần sân nhà, bãi đất trống rộng rãi.
Đối với trò này cần có một người quản trò. Nhiệm vụ của người này sẽ vẽ những vòng tròn trên đất xếp xung quanh nhau. Số vòng trò phải ít hơn số người tham gia chơi. Để tạo sự kết nối với con và bạn bè con, bố mẹ cũng có thể tham gia với vai trò này.
Bắt đầu trò chơi, các bé sẽ năm áo tạo thành hàng đi quanh những vùng tròn. Đồng thời, miệng cũng cần đọc câu vè “Dung dăng dung dẻ” quen thuộc.
Vừa kết thúc bài vè, các bé phải nhanh chóng tìm một vòng tròn cho mình và ngồi bệp xuống. Nếu ai chưa có vòng tròn sẽ bị thua và loại khỏi trò chơi. Trong trường hợp, cả 2 bé đều cùng ngồi vào một vòng tròn. Lúc này, người quản trò sẽ xác định ai vào và ngồi trước sẽ thắng. Cứ như vậy, mỗi lượt người quản trò sẽ xoá đi một vòng tròn, gia tăng thêm độ khó của trò chơi.
Chi chi chành chành cũng là trò khá quen thuộc với bất kỳ độ tuổi nào. Đồng thời, trẻ tham gia cũng không cần số lượng quá đông và không gian quá rộng. Chỉ cần 3 người tham gia và có một không gian thoải mái để ngồi. Với những bố mẹ muốn dành thời gian nghỉ ngơi buổi tối. Đây là gợi ý cực kỳ hoàn hảo.
Trò này cũng cần một người có vai trò quản trò. Người này sẽ đứng ra trước xoè bàn tay ra, để những người còn lại giơ ngón trỏ vào lòng bàn tay.
Do vậy, với những gia đình có từ 2 bé trở lên tham gia trò này khá hoàn hảo. Bố mẹ có thể đóng vai trò là người quản trò để tham gia cùng con.
Sau đó, mọi người sẽ đọc thật nhanh bài đông dao sau:
“Chi chi chành chành.
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết chương
Ba vương ngũ đế
Chấp chế đi tìm
Ù à ù ập.”
Khi vừa dứt lời bài đồng dao, người quản trò sẽ nắm bàn tay lại. Lúc này những người tham gia phải rút tay thật ra nhanh ra, tránh để người quản trò nắm lấy. Ai rút không kịp, bị nắm trúng sẽ phải thực hiện một hình phạt do những người còn lại đưa ra.
Ô ăn quan không mấy xa lạ so với mọi thế hệ hiện nay. Tuy nhiên, vì đòi hỏi số lượng tham gia khá đông và cần khu vực đủ rộng. Do vậy, nó dần trở nên ít thông dụng trong cách trò chơi hàng ngày. Đây là trò chơi trí tuệ nhằm giúp phát triển khả năng tư duy, logic của trẻ.
Hiện nay trên thị trường có ra mắt nhiều sản phẩm ô ăn quan theo dạng thu nhỏ. Bố mẹ cũng có thể tham khảo, mua về chơi cùng con.
Đầu tiên sẽ vẽ một hình chữ nhật, chia đôi thành hai bên. Mỗi bên sẽ có 5 hình chữ nhật dọc đều nhau. Như vậy, sẽ có được 10 ô chữ nhật nhỏ.
Hai bên đầu sẽ vẽ thành hai vòng cung, tượng trưng cho ô quan lớn. Đặt vào 10 ô chữ nhật, mỗi ô 5 viên sỏi và mỗi ô quan lớn một viên sỏi lớn.
Chia thành 2 đội, mỗi đội từ 5 bé trở lên. Lần lượt đội thắng sẽ đi trước, chọn một ô (trừ ô quan) nắm các viên sỏi trong ô vuông lên.
Lúc này bé phải rải đều từng viên vào từng ô vuông đến khi hết sỏi. Tiếp theo lấy sỏi ô bên canh cứ thế tiếp tục rải đều cho đến lúc viên sỏi cuối cùng dừng cách khoảng với một ô trống.
Lúc này bé sẽ chặp ô trống bắt lấy phần sỏi trong ô bên cạnh. Nếu bé chỉ rải sỏi dừng lại ngay ô kế bên ô quan, lúc này bé phải dừng lại và nhường lại đi cho đội kia.
Cứ lần lượt như thế, cho đến khi hết các viên sỏi trên bàn cờ. Tổng kết đội nào có nhiều viên sỏi nhất sẽ là đội thắng. Đối với sỏi lớn (tượng trưng cho ô quan) sẽ tính gấp đôi điểm sỏi nhỏ.
Tương tự như “Chi chi chành chành”, trò này cũng không cần đông số lượng người tham gia. Do vậy, bố mẹ cũng có thể cùng con chơi tại nhà.
Đây là trò chơi diễn ra khá nhanh, nên bé cũng có thể được chơi nhiều lượt trong một lần. Trò chơi này đòi hỏi chỉ cần 2 người trở lên và cũng rất dễ dàng tham gia.
Một người tham gia sẽ nói câu sau: “Uýnh sình sầm mày ra cái gì?”. Người còn lại sẽ đáp câu: “Tao ra cái này”. Lúc đó cả hai dấu bàn tay sau lưng, dứt câu cuối cùng sẽ đưa tay ra cùng một lúc. Bằng cách đưa ra một trong ba hình dạng: cái búa, cái kéo và cái bao, theo quy luật sau:
- Cái búa: nắm tất cả ngón tay thành quả đấm. Búa sẽ ăn kéo
- Cái kéo: nắm 3 ngón tay, chừa lại ngón trỏ và ngón giữa. Kéo ăn bao
- Cái bao: xoè cả 5 ngon tay ra. Bao ăn búa
Theo quy luật như vậy để xác định người thua. Ai là người thua nhiều lượt nhất sẽ phải nhận hình phạt do người còn lại đưa ra.
Đây được xem là trò chơi tập thể, thể hiện sự đoàn kết giữa đồng đội với nhau. Đồng thời, vì trò này đỏi hỏi sức lực nên sẽ an toàn hơn với các bé từ 5 tuổi trở lên. Tham gia trò chơi, chỉ cần ít nhất 6 người trở lên, chia thành 2 nhóm đều nhau.
Mỗi nhóm sẽ chia thành 2 phe đứng hai bên đầu dây thừng. Từng người một sẽ nắm lấy sợi dây thừng. Lúc này, người quản trò xác định vạch vị trí dưới sân và trên dây.
Khi quản trò hô “Bắt đầu”, hai đội hai bên cầm dây và ra sức kéo. Đội nào kéo thành viên đội còn lại bước qua vạch giữa trước sẽ là đội chiến thắng.
Đây là trò chơi cũng khá thú vị, đòi hỏi bé phải chạy nhảy, hoạt động rất nhiều. Do vậy, nó cũng cần số lượng nhiều bé và không gian rộng rãi, ít vật cản. Cá sấu lên bờ giúp con rèn luyện sự phản xạ, nhanh nhẹn và sự tập trung cao.
Một người hoặc bố mẹ sẽ vạch 2 đường cách nhau từ 3m trở lên tuỳ thuộc vào nhóm tuổi trẻ tham gia. Trong nhóm trẻ, sẽ có 1 bé đóng vai cá sâu, phải đứng bên ngoài 2 vạch trên. Những bé còn lại phải đứng ở mép bên ngoài 2 vạch đó, làm sao một chân thò ra bên ngoài hoặc nhảy ra ngoài.
Lúc này, các bé đứng trong bờ sẽ chọc tức cá sấu và vỗ hát “ Cá sấu, các sấu lên bờ”. Khi cá sâu quay lại, bé phải nhảy lên bé, bé nào không kịp bị cá sấu bắt sẽ phải xuống làm cá sấu.
Đây là trò giúp con tăng cường sự hoạt động thể chất nhiều nhất. Đặc biệt, bé sẽ được rèn luyện sức khoẻ và tăng cường dẻo dai khi tham gia trò này. Cách thức chơi cũng khá đơn giản nhưng cần không gian rộng rãi, ít vật cản.
Cần một sợi dây đủ dài, sợi dây này có thể thắt từ thun hoặc là sợi nhảy dây thông thường của bé.
Hai bé chơi sẽ cầm 2 dầu dây, dang rộng tay, dây để sau lưng. Hai bé này sẽ làm hiệm vụ cầm dây đưa qua lại cho những người còn lại nhảy. Nhiệm vụ các bé phải nhảy sao cho qua khỏi dây, không bị vướng lại sợi dây nào. Người nào thua sẽ phải thay thế người cầm dây.
Trò chơi này cũng được truyền lại khá lâu đời và đòi hỏi một sự khéo léo cực cao ở trẻ. Vì đây là trò có độ khó nhiều nên đối tượng tham gia sẽ là những trẻ lớn.
Đa phần “Đi cà kheo” thường được tổ chức và xuất hiện trong nhiều lễ hội lớn. Đặc biệt là lễ hội truyền thống hiện nay. Số lượng người chơi tham gia khá đông và cần chia thành hai đội để thi với nhau.
Để tham gia trò này, cần những cây cà kheo làm bằng tre, độ cao của bệ đặt chân cách mặt khoảng 1,5m – 2m. Từng người của từng đội sẽ đi trên cây cà kheo để thi đấu. Lúc này cả hai đội sẽ thi nhau chạy về đích.
Đội nào có số lượng người chơi chạy về đích trước và nhiều nhất sẽ thắng. Nếu ai ngã khi đang đi sẽ bị loại khỏi trò chơi.
Với trò này, bé sẽ được rèn luyện khả năng tinh mắt và nhạy về thính giác. Đồng thời, khu vực tổ chức trò chơi cũng cần rộng rãi và nhiều vật lớn để các bé có thể trốn.
Vì vậy, thông thường trò chơi này sẽ được tổ chức tại các trường học và trong toàn bộ căn nhà. Những không gian này có thể giúp các bé dễ dàng trốn và độ khó tăng cao hơn.
Trong nhóm người sẽ cử ra một người chơi. Nhiệm vụ của bé này sẽ nhắm mắt và úp vào một bề mặt hoặc đeo miếng vải lại. Lúc này bé sẽ đọc “5-10-15-20-….-100, sau khi đọc xong bé mở mắt ra và tìm những bé khác. Các bé còn lại sẽ có nhiệm vụ phải tìm chỗ trốn thật kỹ, tránh để bị bắt.
Trong khoảng thời gian quy định, bé nào bị bắt sẽ là người thua cuộc và bị phạt. Bé nào trốn kỹ nhất sẽ là người thắng cuộc.
Với trò này, không cần phải đòi hỏi không gian quá rộng rãi, bé cũng có thể tự chơi ngay tại nhà. Đồng thời, trò này giúp bé tăng cường thể lực và sự dẻo dai cho bản thân. Chính vì vậy, nó khá có ích đấy.
Kẻ thành 10 ô vuông như hình trên. Mỗi người sẽ có một đồng xu để thảy vào từng ô.
Người chơi có nhiệm vụ nhảy làm sao tránh được các ô chứa đồng xu. Nhảy hết một vòng bé quay lại lấy đồng xu và thảy sang ô khác và nhảy về đích để bé khác tiếp tục lượt. Cứ như vậy, ai thua sẽ phải bị phạt và tổ chức trò chơi lại từ đầu.
Bịt mắt bắt dê sẽ giúp tăng khả năng phán đoán, tập trung và thính giác của trẻ. Đây là trò chơi được tổ chức khá nhiều tại các trường mầm non. Vì đòi hỏi số lượng bé tham gia phải đông cùng khu vực rộng rãi, thoải mái.
Đầu tiên sẽ giúp các bé tham gia trò chơi “Tay trắng tay đen” để tìm ra 2 người thua. Và 2 bé này sẽ có nhiệm vụ, bịt mắt lại và đi tìm dê. Các bé còn lại sẽ đóng vai những chú dê, tạo thành vòng tròn nắm chặt tay nhau.
Lúc này các bé sẽ tạo ra nhiều tiếng động, tiếng nói nhằm làm loãn thông tin nghe của 2 bé bị mắt. 2 bé bịt mắt phải làm sao bắt được những con dê còn lại. Bé nào bị bắt đầu tiên sẽ vào thay thế người đi bắt dê.
Đây ắt hẳn không phải là trò chơi quá xạ lạ với bất kỳ bố mẹ nào. Vì thời còn thơ ấu, nhiều phụ huynh cũng đa từng tham gia chơi trò thú vị này. Nhảy bao bố giúp rèn luyện trẻ sự cân bằng, khéo léo khi nhảy cũng như sự nhanh nhẹn của con.
Các bé sẽ được chia thành hai đội với số lượng bằng nhau, xếp thành hai hàng dọc. Người đứng đầu sẽ bước vào trong bao bố, tay giữ lấy miệng bao.
Khi nghe “Xuất phát”, bé đứng đầu sẽ bắt đầu nhảy trước đến đích lấy một đồ vật. Sau đó sẽ tiếp tục nhảy quay lại mức xuất phát ban đầu và đưa bao bố cho bé tiếp theo. Lần lượt như vậy cho đến khi hết bé. Đội nào về đích đầu tiên sẽ là đội chiến thắng.
Bắn bi tạo được sự thu hút và yêu thích của rất nhiều bé trai tham gia. Trò chơi này không chỉ phổ biến ở nông thôn mà cả ở thành phố.
Hầu hết mỗi giờ ra chơi tại trường đều xuất hiện ra nhiều trò chơi này trên sân. Với màu sắc đa dạng khác nhau, cùng sự khéo léo trong quá trình chơi. Chính điều này đã thu hút rất nhiều bé tham gia.
Các bé sẽ kẹp viên bi giữa ngon trỏ và ngón giữa. Tiếp theo, bé xác định mục tiêu bắn rồi bật ngón tay trỏ cho viên bi bắn ra. Viên bi bắn trúng một trong những viên bi còn lại trên sân, bé sẽ được nhận viên bị đó. Cứ thế đến khi nào hết số bi được bày ra.
Nếu nghe qua thì đa phần bố mẹ sẽ liên tưởng đến những cuộc đua thuyền tại các lễ hội. Tuy nhiên, do đối tượng tham gia là trẻ nhỏ nên cách chơi cũng sẽ thay đổi nhằm thích hợp hơn với trẻ.
Đây là trò chơi được tổ chức khá nhiều trong trường học. Đồng thời cũng không cần đòi hỏi không gian quá rộng lớn, bé cũng thoải mái để tham gia.
Chia các bé tham gia thành hai nhóm (mỗi nhóm từ 6-8 bé) và ngồi thành hàng dọc. Người ngồi sau sẽ cặp chân vào hết vòng bụng của người ngồi trước. Lần lượt như vậy tạo thành một chiếc thuyền đua vững chãi.
Khi nghe “Xuất phát”, mỗi nhóm sẽ dùng sức của hai tay, nâng cơ thể lên và tiến về trước. Đặc biệt, các thuyền đua phải bám chặt vào nhau, không được đứt đoạn giữa chừng. Nhóm nào về đích hợp lệ đầu tiên sẽ giành chiến thắng.
Trò chơi này nhận được sự yêu thích của nhiều trẻ từ xa xưa đến hiện nay. Đặc biệt là những bé trai năng động. Trò chơi này đòi hỏi sự linh hoạt, nhạy bé, khéo léo ở trẻ. Do vậy, các bé tham gia chơi thường được rèn luyện khá nhiều những đặc tính này.
Hình thức tham gia sẽ chia thành hai nhóm (mỗi nhóm 2 bé). Lần lượt mỗi đội cử một người dùng một sợi dây, quần từ dưới lên trên con quay rồi cầm một đầu dâ thả thật mạnh. Lúc này đòi hỏi các bé phải làm sao cho con quay, quay lâu nhất. Đội nào có con quay càng lâu sẽ giành chiến thắng.
Ếch dưới ao giúp rèn luyện cho trẻ những kỹ năng đi, nhảy khéo léo và tránh được vật cản. Đồng thời, bé dễ dàng hình thành tố chất nhanh nhẹn, sức bật, sự mạnh dạn cùng tinh thần đồng đội. Qua trò chơi, con cũng hiểu thêm về thế giới động vật, đặc biệt là loại ếch.
Bố mẹ hoặc người quản trò sẽ có nhiệm vụ vẽ một vòng tròn lớn ở giữa làm ao. Và các bé sẽ đứng thành vòng tròn giả làm ếch. Một trẻ tách ra và đứng cách vòng tròn khoảng 3-4 mét, trên tay cầm một cây que nhỏ. Bé này sẽ đóng vai người đi câu ếch.
Khi người quản trò vô tay báo hiệu “Bắt đầu”, những bé còn lại cùng đồng thanh hát bài “Đồng ca ếch”. Lúc này các bé đóng vai ếch sẽ ra khỏi vòng tròn ao và nhảy lên bờ. Nhiệm vụ của người đi câu dùng cây que chạm vào vai các bé ếch. Bé nào bị chạm sẽ thua và loại khỏi đàn ếch.
Mèo đuổi chuột giúp rèn luyện sự nhanh nhạy, khéo léo của trẻ. Trò chơi này đòi hỏi con phải hoạt động nhanh và rất tinh ý để có thể tránh bị thua cuộc.
Đây là trò được tổ chức rất nhiều tại các trường mầm non. Mèo đuổi chuột đòi hỏi số lượng bé tham gia khá đông cũng như không gian rộng rãi.
Các bé sẽ đứng thành 2 vòng tròn. Một vòng tròn nhỏ bên trong và vòng tròn lớn bên ngoài. Một bé sẽ đóng vai làm mèo và một bé làm chuột. Hai bé này quay lưng vào nhau đứng trong vòng tròn. Lúc này, bé đứng vòng tròn trong cùng bé đứng vòng tròn ngoài đối diện chấp tay lại tạo thành hành lang.
Khi nghe hô “Bắt đầu”, bé đóng vai mèo sẽ chạy bắt bé đóng vai chuột trong khoảng thời gian nhất định. Hết thời gian, bé đóng vai chuột bị bắt hoặc bé đóng vai mèo không bắt được sẽ thua và nhận hình phạt.
Trò chơi này đòi hỏi sự đoàn kết, nhanh nhạy và khéo léo cực cao của trẻ. Đồng thời, số lượng bé tham gia khá đông và cần khu vực chơi đủ rộng. Do vậy, trò chơi này thường xuyên được tổ chức tại các trường mầm non.
Một bé sẽ đóng vai ông chủ và ngồi một chỗ. Các bé còn lại xếp thành hàng, nối đuôi nhau, đi vòng vòng trong sân. Lúc này các bé sẽ vừa đi vừa hát bài “Rồng rắn lên mây”.
Đến câu “Có ông chủ ở nhà không?” hàng dọc sẽ đứng lại ngay trước mặt ông chủ. Nếu ông chủ trả lời “không” các bé lại tiếp tục đi và hát bài ấy. Nếu ông chủ trả lời “có”, con sẽ phải hỏi xin “ông chủ” theo câu sau:
- Ông chủ: Cho xin khúc đầu?
- Cả nhóm: Những xương cùng xẩu.
- Ông chủ: Cho xin khúc giữa?
- Cả nhóm: Chả có gì ngon.
- Ông chủ: Cho xin khúc đuôi?
- Cả nhóm: Thay hồ mà đuổi.
Vừa dứt câu, nhiệm vụ của ông chủ sẽ phải đuổi và bắt được bé đứng ở phía đuôi. Cả nhóm lúc này sẽ xếp hàng dọc, chạy sao cho che được bé khúc đuôi tránh bị bắt. Trong một khoảng thời gian nhất định nếu ông chủ không bắt được sẽ thua cuộc.
Cáo và Thỏ giúp rèn luyện phản xạ, khéo léo ở trẻ. Đặc biệt, với những bé mới tập nói, đây là trò chơi rèn luyện sự phát triển ngôn ngữ khá cao. Bố mẹ cũng có thể tổ chức tại các dịp vui chơi, sinh nhật cùng bạn bè cho con.
Một trẻ sẽ đóng vai cáo ngồi rình một góc, các bé còn lại đóng vai thỏ và chuồng thỏ. Bé vai chuồng thỏ sẽ chọn chỗ đứng của mình và vòng tay ra trước đón bạn khi bị cáo đuổi bắt. Đặc biệt, các bé phải nhớ đúng chuồng và không được đi vào chuồng khác.
Trò chơi bắt đầu, các chú thỏ nhảy ra ngoài kiếm ăn, vừa đi vừa đưa hai tay lên đầu vẫy vẫy. Khi người quản trò hô “sói”, bé đóng vai sói bắt đầu chạy đến đuổi và bắt những chú thỏ. Nếu các bạn thỏ đã chạy vào đúng chuồng của mình, coi như sói thua cuộc.
Chuyền hay còn gọi là banh đũa, là trò chơi khá quên thuộc với nhiều bé gái. Đây là trò đòi hỏi sự khéo léo, nhanh nhẹn của các bé. Đặc biệt, số người tham gia chơi không cần quá đông chỉ từ 2-5 bé.
Một tay cầm que hoặc đũa rải ra trên sàn, một tay cầm quả bóng tung lên không. Bàn 1, bé lần lượt ném bóng lên, mỗi lần ném lấy một cây que, lần lượt đến hết số que trên sân. Bàn 2, lấy hai que, bàn 3, 3 que,…. Lần lượt như vậy cho hết số que và chuyền sang cho bé khác.
Trò chơi dân gian trẻ em là một hình thức tổ chức vui chơi khá hữu ích. Nó không chỉ giúp con rèn luyện khả năng linh hoạt, chạy nhảy. Thêm vào đó, bé còn tăng kỹ năng ứng biến, tinh mắt và một số kỹ năng quan trọng khác. Bố mẹ, các cô hãy dành một ít thời gian của mình cùng tổ chức, tham gia với trẻ những trò chơi trên nhé!
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
-Bún sườn cốt lếch,củ dền,su hào,nấm bào ngư
- Sữa Dielac vinamilk
- Cơm trắng
- Mặn: Cá ba sa kho
- Canh: Rau đay nấu cua đồng
- Luộc:Đậu bắp(lá)
- yaourt
Bữa chiều:- Nui hải sản, cà rốt,nấm kim châm
Văn bản mới
Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.
Ngày ban hành: 02/04/2024
Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS
Ngày ban hành: 12/06/2024
Thăm dò ý kiến