Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh đậu mùa khỉ là người sống chung hoặc có tiếp xúc gần với người bệnh hoặc người thường xuyên tiếp xúc với động vật có nguy cơ cao mắc bệnh (qua da với da, miệng với da, miệng với miệng, mặt đối mặt trong giao tiếp và trong quan hệ tình dục).
Tháng 5/2022, WHO thông báo ghi nhận các ca bệnh đậu mùa khỉ tại một số khu vực Châu Âu. Đây là lần đầu tiên đậu mùa khỉ được phát hiện ở các quốc gia ngoài khu vực Châu Phi. Từ đó, bệnh gia tăng liên tục số ca mắc, quốc gia và vùng lãnh thổ. (2)
Đến ngày 23/7/2022, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế. Ngày 26/9/2022, thế giới đã ghi nhận 64.561 trường hợp đậu mùa khỉ tại 105 nước trên thế giới. Trong đó, Tây Thái Bình Dương có một số quốc gia ghi nhận ca bệnh gồm: Úc (132), Singapore (19), Hàn Quốc (2), Guam (1), Trung Quốc (5), New Zealand (5), Nhật Bản (4), Philippines (4), New Caledonia (1). Ngày 3/10/2022, Việt Nam ghi nhận ca đậu mùa khỉ đầu tiên là bệnh nhân nữ 35 tuổi, thường trú tại TP. Hồ Chí Minh.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh đậu mùa khỉ, nhằm chủ động giám sát, phát hiện sớm và kiểm soát dịch kịp thời, tránh nguy cơ bùng phát dịch bệnh, hạn chế tối đa số ca mắc và tử vong, Bộ Y tế đã đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo triển khai các hoạt động, công tác phòng chống dịch và xử trí tại địa phương.
Bệnh đậu mùa khỉ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm bao gồm nhiễm trùng da thứ phát, viêm phổi, lú lẫn, các vấn đề về mắt…
Trước đây, tỷ lệ tử vong của bệnh nhân đậu mùa khỉ dao động trong khoảng từ 1% đến 10%. Hiện tại, theo số liệu thống kê, tỷ lệ tử vong do bệnh dao động từ 3% – 6%, đa số các trường hợp do không được phát hiện và điều trị kịp thời. Đặc biệt, đối với người có hệ miễn dịch yếu như trẻ em, người cao tuổi, người có bệnh lý nền mãn tính, phụ nữ mang thai cần được theo dõi sát sao để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Đối với phụ nữ đang cho con bú, nếu không may mắc bệnh đậu mùa khỉ cần báo ngay cho cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn. Các bác sĩ sẽ đánh giá nguy cơ truyền bệnh đậu mùa khỉ, cũng như nguy cơ bỏ bú sữa mẹ cho trẻ. Hiện vẫn chưa có dữ liệu nghiên cứu về việc virus đậu mùa khỉ có từ mẹ sang con qua sữa mẹ hay không.
Để người dân chủ động phòng đậu mùa khỉ, bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng, Bộ Y tế đã ban hành 6 cách phòng bệnh đậu mùa khỉ như sau:
CÓ. Đã có một số loại vắc xin phòng bệnh đậu mùa khỉ được phê duyệt trong thời gian gần đây. Ở thời điểm hiện tại vắc xin không được khuyến cáo tiêm phòng cho mọi đối tượng. Một số quốc gia khuyến cáo tiêm phòng cho những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh đậu mùa khỉ (như người tiếp xúc gần với người mắc bệnh đậu mùa khỉ). Việt Nam hiện vẫn chưa có vắc xin phòng đậu mùa khỉ.
Mặc dù vắc xin phòng bệnh đậu mùa cho thấy có tác dụng bảo vệ trước bệnh đậu mùa khỉ, nhưng hiệu quả thực tế của vắc xin đậu mùa trong việc phòng bệnh đậu mùa khỉ vẫn cần được nghiên cứu thêm. Tại Việt Nam hiện vẫn chưa lưu hành vắc xin phòng bệnh đậu mùa khỉ, người dân vẫn nên áp dụng đầy đủ 6 cách phòng bệnh đậu mùa khỉ theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Ngoài việc phòng bệnh đậu mùa khỉ, người dân cần chú ý tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm được khuyến cáo tiêm phòng như: vắc xin phòng cúm, vắc xin phòng các bệnh do phế cầu khuẩn, vắc xin phòng ho gà – bạch hầu – uốn ván, vắc xin phòng thủy đậu, viêm gan A, B,…
Trong đó, vắc xin phòng thủy đậu rất cần thiết trong bối cảnh hiện tại, vì người dân còn khó phân biệt giữa đậu mùa khỉ, thủy đậu và đậu mùa với biểu hiện chung là bóng nước trên da. Việc nhầm lẫn triệu chứng giữa các bệnh có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như chậm trễ trong việc chẩn đoán, điều trị, nguy cơ biến chứng và tử vong cao.
Chủ động tiêm phòng vắc xin là biện pháp an toàn và hiệu quả giúp ngừa bệnh, tránh nhầm lẫn với các bệnh tương tự khác, tránh nguy cơ dịch chồng dịch. Tiêm chủng không chỉ mang ý nghĩa bảo vệ bản thân, mà còn bảo vệ những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh nhưng không thể tiêm chủng như: trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, người suy giảm miễn dịch tránh bị phơi nhiễm…
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, vắc xin phòng bệnh thủy đậu được khuyến cáo như sau:
Đối với vắc xin phòng bệnh thủy đậu Varivax (Mỹ) và Varicella (Hàn Quốc)
Trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi tiêm vắc xin 2 mũi:
Đối với trẻ từ 13 tuổi trở lên, người lớn: Tiêm vắc xin 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.
Đối với vắc xin Varilrix (Bỉ)
Trẻ em từ 9 tháng tuổi đến 12 tuổi có lịch tiêm 2 mũi:
Đối với trẻ em từ 13 tuổi và người lớn, có lịch tiêm 2 mũi như sau:
Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC có đầy đủ các loại vắc xin cần thiết cho trẻ em và người lớn, trong đó có vắc xin phòng bệnh thủy đậu. Toàn bộ vắc xin được nhập khẩu chính hãng từ các đơn vị sản xuất vắc xin uy tín trong và ngoài nước, vắc xin bảo quản trong hệ thống dây chuyền lạnh đạt chuẩn quốc tế GSP, giúp đảm bảo vắc xin đạt mức an toàn, chất lượng cao cho người sử dụng.
Để chủ động phòng tránh dịch bệnh, người dân cần áp dụng 6 cách phòng bệnh đậu mùa khỉ theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đồng thời tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin sẵn có để nâng cao sức khỏe, tránh nguy cơ dịch chồng dịch có thể xảy ra.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
- Cháo cá, đậu xanh,nấm rơm
- Sữa Dielac vinamilk
- Cơm trắng
- Mặn:Chà bông thịt gà
- canh:Súp đu đủ, khoai tây,cà rốt nấu tôm khô, thịt nạc
- Xào:Cải ngọt (lá)
- Nước tắc
- Bánh bông lan cadé
Văn bản mới
Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.
Ngày ban hành: 02/04/2024
Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS
Ngày ban hành: 12/06/2024
Thăm dò ý kiến