Chế độ dinh dưỡng
Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Cho ăn dặm đúng thời điểm, đầy đủ và đúng cách. Cân đối các nhóm chất dinh dưỡng phù hợp với từng độ tuổi, đặc biệt ba chất sinh năng lượng là chất đạm, chất béo và chất bột, đường. Trong đạm động vật có rất nhiều protein giúp tham gia miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vì vậy, khi đã ăn đủ đạm sẽ là cách phòng bệnh tốt nhất với trẻ nhỏ.
Các loại thực phẩm giàu đạm là: Thịt trắng, thịt đỏ, cá... Bên cạnh đó, cần chú ý bổ sung vitamin cho trẻ. Vitamin có nhiều trong những loại rau củ có màu sắc đậm như rau có màu xanh, quả màu đỏ, vàng... Đặc biệt là vitamin A bởi vitamin A tăng cường tế bào biểu mô của hệ hô hấp, tăng cường chất dịch nhày của hệ hô hấp. Những chất dịch nhày này ngăn ngừa sự tấn công của vi trùng, vi khuẩn...Vitamin A có trong các loại rau quả như đu đủ, dưa hấu, quả hồng, cà chua, rau dền đỏ, bưởi, cam, quýt...Cho trẻ uống nhiều nước. Hạn chế hoặc không cho trẻ ăn uống các thực phẩm quá lạnh để tránh viêm họng.
Hệ miễn dịch được coi là hàng rào tự nhiên ngăn chặn và tiêu diệt các mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài giúp trẻ không bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn, nhất là nhiễm khuẩn đường hô hấp. Tuy nhiên, ngay từ những năm tháng đầu đời, hệ miễn dịch của trẻ còn rất non nớt, cơ thể trẻ chưa sản xuất đủ kháng thể để chống lại các tác nhân gây bệnh. Chính vì vậy, để tăng cường hệ miễn dịch, cha mẹ cần đưa trẻ đi tiêm phòng vắc-xin đầy đủ, giúp bé có đủ đề kháng ngăn ngừa các dịch bệnh nguy hiểm.
Cho trẻ ăn nhiều rau xanh và trái cây.
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ
Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết trở lạnh, nhất là khi đưa trẻ đi chơi ngoài trời vào buổi tối hoặc sáng sớm. Lưu ý các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu; rửa tay thường xuyên bằng xà phòng cho trẻ và người chăm sóc trẻ; không cho trẻ mút tay, mút đồ chơi vì đây là con đường lây bệnh rất phổ biến; vệ sinh nhà cửa, bàn ghế, đồ chơi, quần áo cho trẻ thật sạch sẽ; giữ môi trường thông thoáng, tránh ẩm thấp; không cho trẻ tiếp xúc với người hút thuốc lá và không để trẻ hít phải khói thuốc.
Giữ ấm đường thở
Khu vực mũi họng là nơi tiếp xúc thường xuyên với các tác nhân trong không khí như vi khuẩn, virus, bụi, khói… nên cũng là nơi dễ dàng bị kích ứng, viêm nhiễm. Để bảo vệ đường thở, cơ thể có những cơ chế tự nhiên như sinh lớp chất nhầy trên niêm mạc chứa yếu tố miễn dịch tại chỗ đặc biệt là IgA, tăng sinh miễn dịch toàn thân có thể huy động đến để bảo vệ vùng mũi họng bất kỳ lúc nào.
Tuy nhiên, một số yếu tố như không khí lạnh và khô, đồ ăn uống lạnh khi đi vào đường hô hấp sẽ làm giảm tiết chất nhầy trên niêm mạc, dẫn tới giảm khả năng phòng bệnh của cơ thể. Đối với trẻ nhỏ, sức đề kháng yếu, điều này càng khiến trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hô hấp như: viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa…
Giữ ấm cho trẻ trong mùa lạnh. (Ảnh: Internet)
Các chuyên gia khuyên cha mẹ nên giữ ấm đường thở cho bé trong mùa đông bằng các biện pháp như: mặc ấm, giữ ấm cổ họng, đeo khẩu trang khi ra đường, đội mũ kín tai, ăn uống thức ăn, đồ uống ấm. Như vậy, mẹ đã giúp bé giảm thiểu nguy cơ viêm đường hô hấp đáng kể..
Vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường
Vi khuẩn, virus tồn tại ở khắp mọi nơi, sinh sản nhanh chóng và gây ra nhiều bệnh tật nguy hiểm nhất là đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là các bệnh hô hấp. Vì vậy, để bảo vệ trẻ khỏi các nguy cơ tiềm ẩn, cách duy nhất là phòng bệnh từng ngày bằng cách vệ sinh môi trường, vệ sinh thân thể cho bé. Với bé lớn, cần rèn luyện ý thức vệ sinh cá nhân để bé tự biết cách bảo vệ, chăm sóc bản thân kể cả khi không có cha mẹ ở bên.
Cắt móng tay thường xuyên cho trẻ/ với trẻ lớn hơn nên tập thói quen cắt móng tay. Rửa tay cho bé/ hướng dẫn bé rửa tay trước khi ăn và sau mỗi lần vận động. Vệ sinh răng miệng, vệ sinh mũi họng cho bé. Vệ sinh môi trường xung quanh như giường ngủ, phòng vệ sinh… và các đồ dùng thường nhật.
Vệ sinh thường xuyên cho trẻ. (Ảnh: Internet)
Bổ sung đủ dinh dưỡng cho trẻ
Các chuyên gia khuyến cáo, trẻ 0-6 tháng tuổi nên bú mẹ hoàn toàn để có khả năng phòng chống bệnh, phát triển toàn diện nhất. Nếu không có điều kiện, mẹ cần cố gắng cho trẻ bú sữa ít nhất trong 2-3 tháng đầu để củng cố hệ miễn dịch cho trẻ. Với bé lớn, chế độ dinh dưỡng hợp lý với các loại thực phẩm đa dạng là cách tốt nhất để tăng cường hệ miễn dịch. Bên cạnh bữa chính, mẹ nên cho bé ăn thêm các loại trái cây giàu sinh tố như đu đủ, dâu tây, cam,… bằng cách ăn trực tiếp hoặc nước ép lấy nước.
Mẹ cũng cần lựa chọn nhiều loại rau củ giàu vitamin và chất xơ như cà rốt, súp lơ, cà chua, bí đỏ, rau dền,… Các loại rau củ này cũng nên được kết hợp chung với thịt, cá, trứng để bữa ăn của trẻ đầy đủ chất, giúp hoàn thiện hệ miễn dịch của trẻ. Các thực phẩm giàu kẽm như: hải sản, thịt bò, thịt lợn (nạc vai), nấm, rau chân vịt, cacao, chocolate, hạt bí, các loại đậu… cũng rất có lợi cho hệ miễn dịch của trẻ khi mùa đông tới.
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ. (Ảnh: Internet)
Tiêm vắc xin
Ngoài các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng quốc gia, một số loại vắc xin mà các mẹ nên bổ sung thêm cho bé để ngăn ngừa bệnh hô hấp như:
Vắc xin phòng Cúm: mỗi năm tiêm 1 lần, nên tiêm trước khi vào mùa lạnh khoảng 1 tháng để khi vào mùa vắc xin có tác dụng phòng bệnh. Lưu ý không tiêm vắc xin khi trẻ đang bị cúm, nghi ngờ có nhiễm cúm, hoặc đang bị các bệnh nhiễm trùng khác.
Vắc xin phế cầu: phòng tránh bệnh hô hấp do phế cầu gây ra, đặc biệt là viêm phổi.
Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ. (Ảnh: Internet)
Dùng ly giải vi khuẩn hô hấp
Hỗn hợp ly giải vi khuẩn hô hấp được sử dụng để kích thích miễn dịch hô hấp, chống lại các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp tại châu Âu đã từ lâu. Tuy nhiên, dạng bào chế ngậm hoặc nhai chứa hỗn hợp vi khuẩn hô hấp mới được áp dụng trong khoảng 1 thập kỷ trở lại đây. Các loại ly giải vi khuẩn bị mất khả năng gây bệnh, chỉ giữ lại vách tế bào, đưa vào trong viên ngậm/nhai giúp kích thích cơ thể sinh miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh trên đường hô hấp. Đặc biệt hỗn hợp ly giải vi khuẩn hô hấp dạng ngậm giúp kích thích sinh kháng thể IgA trên niêm mạc hô hấp do đó tăng gấp 4 lần khả năng phòng bệnh nhiễm trùng hô hấp, đặc biệt trong mùa lạnh.
Một nghiên cứu tại CH Séc vào mùa đông năm 2005 cho thấy khả năng giảm tới 50% nguy cơ nhiễm trùng hô hấp khi sử dụng hỗn hợp ly giải vi khuẩn dạng ngậm Imunostim. Không chỉ giúp phòng bệnh như một loại vắc xin đường miệng, hỗn hợp ly giải này còn có thể sử dụng kết hợp các thuốc điều trị nhiễm trùng hô hấp để hỗ trợ giảm triệu chứng, giảm nguy cơ bệnh hô hấp tái phát nhiều lần.
Tác giả: Trường MN Sơn Ca
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Văn bản mới
Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.
Ngày ban hành: 02/04/2024
Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS
Ngày ban hành: 12/06/2024
Thăm dò ý kiến