Kế Hoạch Chiến Lược phat Triển Nhà Trường Giai Đoạn 2020-2025 Và Tầm Nhìn Đến 2030

Thứ hai - 08/03/2021 15:33
Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển. Là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và hoạt động của Ban giám hiệu cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
Xây dựng và phát triển kế hoạch chiến lư ợc của Trường MN Sơn Ca là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị Quyết của Đảng và chính sách của Chính Phủ về đổi mới giáo dục mầm non. Cùng các trường MN trong Huyện Dầu Tiếng- Tỉnh Bình Dương  xây dựng ngành giáo dục Tỉnh Bình Dương phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hội nhập với các khu vực và thế giới.
   
Kế Hoạch Chiến Lược phat Triển Nhà Trường Giai Đoạn 2020-2025  Và Tầm  Nhìn   Đến 2030
PHÒNG GD&ĐT DẦU TIẾNG
TRƯỜNG MN SƠN CA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số:      /KH-MNSC     Dầu Tiếng, ngày 10 tháng 8 năm 2020

KẾ HOẠCH
Chiến lược phát triển trường Mầm non Sơn Ca giai đoạn 2020-2025
và tầm nhìn đến năm 2030


Căn cứ Luật giáo dục số 07/VBHN-VPQH ngày 31/12/2015 của Quốc hội và Luật giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14/6/2019 của Quốc hội;
Căn cứ Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch chiến lược giáo dục giai đoạn 2011- 2020 ;
Căn cứ Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 01/11/2013 Hội nghị lần thứ tám của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ( khoá XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
Căn cứ Kế hoạch số 3641/KH-UBND ngày 22/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc thực hiện Chương trình hành động số 81-CTHĐ/TU ngày 03/04/2014 của Tỉnh ủy Bình Dương về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
Căn cứ vào công văn số 862/SGDĐT-KHTC ngày 07 tháng 06 năm 2016 của Sở Giáo dục Bình Dương về việc hướng dẫn nội dung phát triển giáo dục giai đoạn 2016- 2020;
Căn cứ Nghị quyết Đảng uỷ Thị trấn Dầu Tiếng nhiệm kỳ 2015 – 2020 và Nghị quyết số của Ban chấp hành Đảng uỷ Thị trấn Dầu Tiếng về phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2020 – 2025;
PHẦN A: MỞ ĐẦU
Trường mầm non Sơn Ca là loại hình trường mầm non ngoài công lập được công ty cao su xây dựng năm 1977 đến năm 1978 thành lập trường với tên gọi Nhà trẻ Trung tâm. Năm 1986 đổi tên gọi: Trường Mẫu giáo Hoa Mai 3. Năm 1988 sáp nhập nhà trẻ, mẫu giáo thành Nhà trẻ Sơn Ca. Trường Mầm non Sơn Ca được thành lập theo Quyết định số 1738/QĐ-UBND Ngày 01/8/1998 của Ủy ban Nhân dân huyện Bến Cát thuộc Công ty cao su Dầu Tiếng. Ngày 30 tháng 05 năm 2016 Trường Mầm non Sơn Ca được thành lập lại chịu sự quản lý của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Dầu Tiếng, thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quyết định số 299/ QĐ-UBND của chủ tịch UBND huyện Dầu Tiếng, đến nay được 43 năm xây dựng và phát triển. Trường trú đóng trên địa bàn thuộc đường Hùng Vương, Khu phố 4B Thị trấn Dầu Tiếng, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, với tổng diện tích 16.046.8 m2 .
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát kịp thời của Đảng ủy, HĐND, UBND thị trấn Dầu Tiếng, Chính quyền địa phương luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát đến bậc học mầm non trong việc thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về công tác giáo dục. Các Ban ngành, đoàn thể phối hợp với nhà trường tốt trong công tác tuyên truyền vận động trẻ ra lớp và thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, đòi hỏi sự nghiệp giáo dục cần quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục thế hệ trẻ thành những con người có đủ các phẩm chất đạo đức, năng lực sáng tạo để đáp ứng được công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Với tinh thần đó trường Mầm non Sơn Ca xây dựng đề án phát triển giáo dục giai đoạn 2020 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
Kế hoạch phát triển nhà trường giai đoạn 2020 – 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng để ra các quyết sách của Hội đồng trường trong công tác giáo dục tại địa phương.
Xây dựng và triển khai kế hoạch đề án là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết của chính phủ về đổi mới giáo dục mầm non, góp phần đưa sự nghiệp giáo dục xã nhà phát triển theo kịp các yêu cầu phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương, của đất nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Trên cơ sở tình hình thực tế nhà trường xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển giai đoạn 2020 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 nhằm định hướng phát triển, xác định mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển của nhà trường để đáp ứng yêu cầu đổi mới của sự nghiệp GD&ĐT, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế xã hội.

PHẦN B:
I. TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG
1. Điểm mạnh
- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của Lãnh đạo UBND  thị trấn Dầu Tiếng, Phòng Giáo dục và Đào tạo, các ban ngành địa phương trong việc thực hiện chương trình GDMN.
- Nhà trường đã xây dựng các khu vui chơi môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung, thuận tiện cho trẻ tham gia vào các hoạt động phát triển thể chất. Môi trường xung quanh trường lớp sạch, đẹp, an toàn cho trẻ tham gia các hoạt động, đồ dùng đồ chơi ngoài trời đa dạng, phong phú.
* Công tác quản lý
- Nhà trường lập kế hoạch hoạt động khoa học, cụ thể, rõ ràng, có tính khả thi, thực hiện đúng tiến độ. Chỉ đạo các đoàn thể, tổ khối xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện tốt.
- Phân công hợp lý cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên theo qui định của Điều lệ Trường Mầm non và Pháp lệnh Cán bộ Công chức.
- Tổ chức hoạt động có nề nếp theo kế hoạch, thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, quy trình chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học của cấp trên. Thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non  do Bộ GD&ĐT quy định, không cắt xén chương trình.
- Tổ chức và quản lý tốt các hoạt động hành chính, tài chính. Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, quy chế dân chủ, kiểm tra nội bộ và thực hiện đổi mới công tác quản lý. Quan hệ công tác, lề lối làm việc trong nhà trường có nề nếp.
- Thực hiện tốt việc bảo quản tài sản của trường, nâng cao việc sử dụng tài sản, cơ sở vật chất trong nhà trường, thực hiện tốt công tác kiểm kê tài sản, có đầy đủ sổ theo dõi tài sản, có kế hoạch kiểm tra, tu sửa, bổ sung tài sản, trang thiết bị phục vụ dạy học.
- Lưu trữ đầy đủ và khoa học các hồ sơ, sổ sách phục vụ công tác quản lý của nhà trường.
- Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với người lao động theo qui định hiện hành.
- Thường xuyên tổ chức và duy trì các phong trào thi đua theo hướng dẫn của ngành và qui định của nhà nước.
* Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên
- Tổng số CB GV NV: 52/50 nữ; Trong đó: CBQL: 03, GV: 33 , Nhân viên: 16 (trong đó : kế toán + văn thư: 01, y tế: 01, cấp dưỡng: 11, NV bảo vệ: 02, phục vụ 01)
- Tổng số Đảng viên : 20 đ/c ( Có 03 GVNV đã qua lớp cảm tình Đảng)
- Lãnh đạo trường nhiều năm trong ngành có kinh nghiệm trong công tác quản lý, phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn trực tiếp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên cũng có nhiều thuận lợi.
- Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, có trình độ chuyên môn đạt chuẩn 100%, có tinh thần học hỏi, giúp đở, đoàn kết để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ đề ra.
c. Các tổ chức, đoàn thể và Hội đồng trong nhà trường
- Hội đồng nhà trường: Được tổ chức đúng theo Điều lệ trường mầm non, có phân công nhiệm vụ các thành viên và hoạt động theo chức năng nhiệm vụ. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ năm học theo quy chế tập trung dân chủ và đúng theo Điều lệ trường mầm non.
- Tổ chức Đảng, các đoàn thể
+ Chi bộ: 20 đảng viên. Chi bộ đã chỉ đạo các tổ chức đoàn thể, nhà trường thực hiện các nhiệm vụ chính trị trong từng năm học.
+ Công đoàn: Công đoàn đã kết hợp với nhà trường tổ chức các hoạt động chuyên môn, các phong trào thi đua, các phong trào văn hoá văn nghệ, hỗ trợ ngày công, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ.
Thường xuyên chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho CB, GV, NV trong nhà trường, luôn tạo khối đoàn kết, thân thiện giúp nhau trong công tác, duy trì và cũng cố đơn vị văn hoá, gia đình gương mẫu. Công đoàn nhiều năm liền đạt công đoàn vững mạnh.
+ Đoàn thanh niên Cộng sản HCM: Hoạt động có nền nếp, thể hiện vai trò của mình trong việc đi đầu trong các hoạt động, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ .
* Chất lượng học sinh
- Tổng số trẻ huy động: 505/233 nữ (thời điểm đầu năm học)
+ Nhà trẻ:  64/63 cháu đạt tỷ lệ 100% .
 + MG: 447/442 cháu đạt  tỷ lệ huy động : 100% .Trong đó:
 Trẻ 5 tuổi: 176/176 cháu đạt 100%
- Chỉ tiêu trẻ đạt tỷ lệ chuyên cần toàn trường: 93% trở lên; Bé ngoan: 92% trở lên.
Trẻ 5 tuổi: Chuyên cần: 95%, Bé ngoan: 93%.
* Cơ sở vật chất
- Là trường mầm non sạch đẹp, được phụ huynh tin yêu gửi con và đánh giá cao về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
2. Điểm hạn chế
- Chất lượng đội ngũ:  Một số giáo viên chưa năng động ví lớn tuổi nhiều
- Chất lượng trẻ: Trẻ béo phì cao.
- Cơ sở vật chất: Sân trường rộng xây dựng không đồng bộ khó quan sát, thiếu phòng thể chất và hội trường. Khu vực nhà bếp quá cũ chưa được sơn mới
3. Thời cơ.
- Được sự quan tâm của Đảng uỷ, HĐND, UBND và các Ban ngành đoàn thể thị trấn Dầu Tiếng. Đặc biệt là sự quan tâm của Phòng Giáo dục và Đào tạo và UBND huyện Dầu Tiếng.
- Được Ban đại diện cha mẹ trẻ em tín nhiệm, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện để tổ chức hoạt động giáo dục học sinh.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên trẻ, nhiệt tình được đào tạo trên chuẩn, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm tốt
4. Thách thức.
- Cơ sở vật chất,  kỹ thuật chưa đáp ứng kịp thời theo yêu cầu dạy học.
- Chất lượng của một số giáo viên chưa thực sư đổi mới trong công tác soạn giảng.
- Yêu cầu của xã hội và phụ huynh ngày càng cao về chất lượng giáo dục trong thời kỳ hội nhập; Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục và liên tục được nâng cao.
5. Xác định được vấn đề ưu tiên
- Trường Mầm non Sơn Ca đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và đạt kiểm định chất lược giáo dục cấp độ 1. Xây dựng nhà trường thực sự là một trường trọng điểm chất lượng cao gắn với lộ trình xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 và đạt kiểm định chất lược giáo dục cấp độ 3.
- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ, lấy trẻ làm trung tâm và đánh giá sự phát triển của trẻ theo theo 5 lĩnh vực: Đức, trí, thể, mỹ và phát triển tình cảm xã hội theo bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi.
- Nâng cao chất lượng chăm sóc bảo vệ an toàn tuyệt đối cho trẻ.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên.
- Ứng dụng CNTT trong dạy – học và công tác quản lý.
- Đổi mới công tác quản lý, áp dụng có hiệu quả các bộ chuẩn vào việc đánh giá Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng. Tiếp tục thực hiện tốt công tác phổ cập trẻ 5 tuổi.
- Thực hiện chuyên đề trọng tâm : Chuyên đề xây dựng môi trường GD lấy trẻ làm trung tâm.
- Đổi mới công tác giáo dục, tăng cường rèn luyện kỹ năng sống, lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, luật an toàn giao thông cho trẻ.
-Tích cực thực hiện công tác tham mưu có hiệu quả để cải thiện các tiêu chí chưa đạt đảm bảo yêu cầu trường đạt chuẩn cấp độ 1. 
II. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC
  1. Sứ mệnh
Tạo được môi trường học tập thân thiện, có phòng học thoáng mát, rộng rãi, có chất lượng giáo dục cao, để mỗi học sinh đều có cơ hội rèn luyện kỹ năng, phát triển tư duy, phát triển tính tích cực chủ động, sáng tạo của trẻ, phát triển hết tài năng của mình.
2. Tầm nhìn
Đến năm 2030 Trường Mầm non Sơn Ca là một trường chất lượng có đủ CSVC và trang thiết bị hiện đại   
Tạo dựng được môi trường chăm sóc, giáo dục an toàn, lành mạnh, kỷ cương để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, trẻ biết sáng tạo, có năng lực tư duy và có kỹ năng sống thật tốt.
3. Hệ thống giá trị cốt lõi của nhà trường
- Tinh thần đoàn kết              - Tính sáng tạo
- Khát vọng vươn lên             - Tính trung thực
- Tinh thần trách nhiệm         - Tình nhân ái
- Chất lượng, hiệu quả           - Vững lòng tin, tình thương và trách nhiệm.
- Sự hợp tác                           - Mãi phấn đấu, hướng đến tương lai.
4. Phương châm hành động
“Hãy yêu thương và dành điều tốt đẹp nhất cho trẻ’
 III. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC
1. Mục tiêu chung
- Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, phù hợp với yêu cầu đổi mới và hội nhập. Nhà trường có phòng học và phòng chức năng.
- Tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi trong những năm tiếp theo. Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao.
- Tầm nhìn đến năm 2025, có 50% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ ra lớp, 100% trẻ trong độ tuổi mẫu giáo ra lớp và chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng được nâng cao.
- Mục tiêu dài hạn:
Đến năm 2025, Trường Mầm non Sơn Ca phấn đấu đạt được các mục tiêu sau:
+ Đạt trường chuẩn về “Trường học an toàn, thân thiện, học sinh tích cực”.
+ Được công nhận đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 và đượng công nhận chất lượng giáo dục cấp độ 3.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Xây dựng và phát triển đội ngũ
- Mục tiêu phát triển đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phấn đấu đạt:
+ Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 95%.
+ Có trên 50% số tiết dạy hàng ngày sử dụng công nghệ thông tin.
+ Phấn đấu đến năm 2025 CBGV-NV có 90% trình độ ĐHSPMN
+ Giáo viên đạt “Giáo viên dạy giỏi cấp trường”  tỷ lệ 95%,cấp huyện” tỷ lệ 50%, cấp tỉnh tỷ lệ 20%.
+ Phát triển đảng viên trong nhà trường tỷ lệ:100%
+ Nhà trường đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc, đơn vị văn hóa cấp huyện.
2.2. Quản lí học sinh
* Quy mô phát triển (Số lớp, số học sinh, huy động….)
NĂM HỌC Số trẻ trong
Thị trấn
Huy động Số lớp Ghichú
NT MG NT MG NT MG  
2019 - 2020 365 1553 64 447 3 12  
2020 - 2021 396 1616 75 425 3 12  
2021 - 2022 278 1216 75 425 3 12  
2022 - 2023 302 1379 75 425 3 12  
2023 – 2024 352 1478 75 425 3 12  
2024 – 2025 316 1567 75 425 3 12  
          * Chất lượng giáo dục CSND
- 100% trẻ được theo dõi biểu đồ, khám sức khỏe định kỳ.
- 100% trẻ ăn bán trú tại trường.
- Giảm tỷ lệ trẻ SDD nhẹ cân, suy dinh dưỡng thấp còi xuống dưới 3%.
* Chất lượng GD
           - 100% nhóm lớp thực hiện đúng chương trình.
 - 95 - 97% trẻ nắm được các kỹ năng thông qua các HĐ theo từng chủ đề.
 - 90 - 95% trẻ đạt các chỉ số cuối độ tuổi.
Trong đó:
+ Nhà trẻ: Đạt 90 - 95%
+ Mẫu giáo: Đạt 95 - 98%.
+ Trẻ 5 tuổi: 100% trẻ đạt 120 chỉ số theo bộ chuẩn
2.3. Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật
- Làm tốt công tác tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền, hội cha mẹ học sinh huy động các nguồn lực nhằm tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
- Xây dựng, nâng cấp phòng học, phòng chức năng, trang bị thêm các thiết bị phục vụ dạy học hiện đại.
- Phòng chức năng được trang bị nâng cấp theo hướng hiện đại.
- Xây dựng môi trường, cảnh quan sư phạm đảm bảo các tiêu chí “An toàn -Xanh - Sạch - Đẹp”.
3. Khẩu hiệu và phương châm hành động
* Khẩu hiệu hành động: Tập thể CB-GV-NV tất cả vì các cháu thân yêu.
* Phương châm hành động: Hãy yêu thương và dành điều tốt đẹp nhất cho trẻ.
4. Các giải pháp chiến lược
4.1. Phát triển đội ngũ
- Đẩy mạnh công tác quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, có chất lượng cao, bảo đảm đủ các chuẩn về chính trị và chuyên môn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có phẩm chất đạo đức, chính trị tốt, đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Phấn đấu “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương về đạo đức và sáng tạo” để trẻ noi theo.
4.2. Đổi mới phương pháp dạy học trên quan điểm lấy trẻ làm trung tâm 
Tăng cường các điều kiện để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng vàthực hiện chương trình giáo dục mầm non; đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; tăng cường hoạt động vui chơi và các hoạt động trải nghiệm, khám phá của trẻ, chú trọng giáo dục hình thành các thói quen phù hợp với độ tuổi của trẻ, với truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc và yêu cầu của xã hội.
Tăng cường đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, lấy trẻ làm trung tâm tổ chức các hoạt động ngoại khoá, trải nghiệm sáng tạo có hiệu quả
4.3. Cơ sở vật chất, thiết bị, công nghệ
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại, sử dụng các nguồn kinh phí tăng cường trang thiết bị dạy học, thực hiện tốt công tác duy tu, bảo dưỡng và sử dụng có hiệu quả; tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học.
4.4. Nguồn lực tài chính
- Xây dựng kế hoạch phương án tài chính, dự toán ngân sách cần chi trong các hoạt động của trường hợp lý.
- Xin chủ trương về huy động mọi nguồn lực, mạnh thường quân, phối hợp với phụ huynh học sinh…nhằm tạo nguồn tài chính dồi dào để đủ đảm bảo chủ động thực hiện các chiến lược phát triển nhà trường.
- Nghiêm chỉnh chấp hành định mức quy định của Nhà nước. Huy động và sử dụng các nguồn vốn phải đảm bảo minh bạch và công khai.
4.5. Hệ thống thông tin
Nhà trường xây dựng hệ thống thông tin nội bộ, nâng cấp hệ thống đường truyền Internet, xây dựng quy chế sử dụng thư điện tử, website; hệ thống thông tin truyền thông trong nhà trường.
4.6. Quan hệ với cộng đồng
- Công tác xã hội hoá GD, phối hợp với ban ngành, đoàn thể xã hội
- Tăng cường công tác phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và Hội cha mẹ trẻ em nhằm giáo dục con em.
- Tuyên truyền, vận động các thành viên của đoàn thể, tổ chức mình thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, góp ý với nhà trường để điều chỉnh, bổ sung các giải pháp phù hợp nhằm thực hiện tốt Kế hoạch phát triển nhà trường.
 4.7. Lãnh đạo và quản lí
- Có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, lối sống trong sáng, lành mạnh; tâm huyết với nghề, làm việc tận tụy với tinh thần trách nhiệm cao
- Sự lãnh đạo, chỉ đạo các tổ, hội đồng, đoàn thể trong nhà trường:
+ Định hướng dẫn dắt mọi người trên cơ sở sứ mạng, tầm nhìn của nhà trường, xác định khuôn khổ của hoạt động, các giá trị, tạo động lực cho mọi thành viên cùng với việc xác định phương hướng tổng thể của trường để lựa chọn các giải pháp, tạo ra các thay đổi mang tính chiến lược.
+ Năng lực lãnh đạo của hiệu trưởng giúp: Xác định tầm nhìn, sứ mạng, định hướng giá trị của nhà trường; xác định mục tiêu chiến lược và hoạch định chiến lược phát triển nhà trường; thu hút, tập hợp đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên;
+ Tạo môi trường, động lực để mọi người làm việc; tạo ra những thay đổi; xây dựng văn hóa trường học, kiến tạo tổ chức nhà trường, xây dựng nhà trường thành tổ chức học tập trong đó CBQL là người học dẫn đầu.
5. Đề xuất tổ chức thực hiện
5.1. Cơ cấu tổ chức
Phổ biến chiến lược phát triển nhà trường rộng rãi, xin ý kiến của chính quyền địa phương, Phòng GD&ĐT; Hội cha mẹ học sinh, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.
          Thành lập ban chỉ đạo chiến lược, điều chỉnh kế hoạch chiến lược từng giai đoạn và từng năn học.
5.2. Chỉ tiêu đánh giá
Sử dụng bộ tiêu chí đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục và đánh giá trường đạt chuẩn quốc gia; trường học thân thiện, học sinh tích cực.
5.3. Lộ trình chỉ đạo thực hiện
5.3.1. Lộ trình chỉ đạo thực hiện chiến lược
- Giai đoạn 1: Từ năm 2020 đến năm 2022
 a. Về chất lượng chăm sóc giáo dục:
+ Phấn đấu duy trì tốt các chỉ tiêu sau: 100% trẻ được đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần.
+ Tỷ lệ trẻ phát triển bình thường 85% trở lên.
+  Không để xảy ra dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm trong nhà trường.
+  100%  trẻ được khám bệnh sức khỏe định kỳ
+ Giảm tỷ lệ trẻ SDDCN xuống dưới 3%; Thấp còi dưới 4%.
+ Trẻ suy dinh dưỡng được can thiệp bằng các biện pháp nhằm cải thiện tình  trạng dinh dưỡng: trẻ được can thiệp đạt 100%
+ Trẻ hoàn thành chương trình giáo dục mầm non đạt 100%. Trẻ đạt chuyên cần  95 – 96 %.; Bé ngoan đạt 95%
+ 100% trẻ 5 tuổi được theo dõi đánh giá theo Bộ chuẩn PT trẻ 5 tuổi: 100%
           b. Chất lượng đội ngũ:
 + Có 95% giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường, 7 đ/c đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 01 giáo viên đạt cấp tỉnh.
          + Có 60% CBGV,NV đạt xuất sắc theo chuẩn NNGVMN; Có từ 40% GV,NV được xếp loại  khá theo chuẩn NNGVMN
          + Có từ  100% CBGV,NV đạt  danh hiệu lao động tiên tiến
           + Có từ 3-4 đ/c đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cơ sở
            c. Về CSVC :
          + Xây dựng phòng học tại cụm trung tâm
           + Cải tạo khuôn viên, xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong và ngoài lớp học
           + Trang cấp đồ dùng thiết bị cho 4 lớp mầm và 3 nhóm trẻ còn thiếu.
* Giai đoạn 2: Từ năm 2022đến năm 2025
          a. Về chất lượng chăm sóc giáo dục:
 - Phấn đấu duy trì tốt các chỉ tiêu sau:
+ 100% trẻ được đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần
          + Không để xảy ra dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm trong nhà trường.
          + 100%  trẻ được khám bệnh sức khỏe định kỳ
          + Giảm tỷ lệ trẻ SDDCN xuống dưới 3%; Thấp còi dưới 4%.
Trẻ suy dinh dưỡng được can thiệp bằng các biện pháp nhằm cải thiện tình  trạng dinh dưỡng: trẻ được can thiệp đạt 100%
+ Trẻ hoàn thành chương trình giáo dục mầm non đạt 100%. Trẻ đạt chuyên cần  96 – 97 %.; Bé ngoan đạt 95%
+ 100% trẻ 5 tuổi được theo dõi đánh giá theo Bộ chuẩn PT trẻ 5 tuổi: 100%.
   b. Chất lượng đội ngũ:
+ Có 90% giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường, 10 đ/c đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 01 giáo viên đạt cấp tỉnh.
 + Có 60% CBGV,NV đạt xuất sắc theo chuẩn NNGVMN; Có từ 40% GV,NV được xếp loại  khá theo chuẩn NNGVMN
+ Có từ  100% CBGV,NV đạt  danh hiệu lao động tiên tiến
 + Có từ 4-5 đ/c đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cơ sở
+ Tiếp cận tốt với các phương tiện, thiết bị dạy học tiên tiến.
 + Có trên 50% số tiết dạy hàng ngày sử dụng công nghệ thông tin.
c. Về cơ sở vật chất :
 + Xây dựng phòng thể chất.
 + Bổ sung , tu bổ các loại biểu bảng tuyên truyền
 + Tiếp tục củng cố và đẩy mạnh chất lượng giáo dục, tăng cường hệ thống CSVC , tiếp tục xây dựng hoàn thiện cảnh quan khuôn viên nhà trường.
+ Phấn đấu duy trì đạt chuẩn quốc gia mức độ II vào năm 2022 và đạt chất lượng giáo dục cấp độ 3 .
 + Hoàn thành hồ sơ quy hoạch nhà trường.
 + Tuyên truyền, quảng bá thương hiệu nhà trường.
 + Tổ chức tổng kết kinh nghiệm và xây dựng kế hoạch chiến lược 5 năm tiếp theo.
* Giai đoạn 3: Tầm nhìn đến năm 2030
Duy trì  trường chuẩn quốc gia về chất lượng giáo dục, đánh giá ngoài đạt cấp độ III. Đạt chuẩn PCGD mầm non cho trẻ 5 tuổi vững chắc, có thương hiệu về “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2
5.3.2. Chỉ đạo thực hiện
* Đối với Hiệu trưởng
+ Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch, lộ trình xây dựng trường đạt Chuẩn Quốc gia mức độ 2. Phấn đấu đạt chất lượng giáo dục cấp độ 3.
+ Thực hiện rà soát cơ sở vật chất lên kế hoạch dự trù, cải tạo mua sắm trang thiết, đồ dùng đồ chơi tối thiểu theo quy định.
+  Tham mưu lãnh đạo các cấp về phê duyệt chủ trương và kinh phí xây dựng những hạng mục cơ sở vật chất theo quy định và bổ sung nhân sự cho trường.
+ Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường. Thành lập Ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học.
* Đối với P.Hiệu trưởng
Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học
* Đối với tổ trưởng chuyên môn    
+  Phối hợp với chuyên môn trường trong việc triển khai các giải pháp đổi mới, cụ thể hóa việc ứng dụng các phương pháp dạy học tiên tiến, kế hoạch nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường.
+  Tham mưu cho Hiệu trưởng trong việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
+ Phối hợp với các đoàn thể trong trường tham mưu cho BGH tổ chức triển khai nhiệm vụ hàng năm đạt kết quả năm sau cao hơn năm trước.
* Đối với giáo viên, nhân viên
Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
* Đối với trẻ
+ Đi học chuyên cần, đúng giờ; trang phục sạch sẽ, gọn gàng, phù hợp lứa tuổi, thời tiết, thuận tiện khi tham gia các hoạt động.
+ Ngoan ngoãn, biết vâng lời người lớn, có thói quen chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, xin phép phù hợp, không nói tục, chửi bậy. Mạnh dạn, tự tin bày tỏ ý kiến của mình với cô giáo, bạn bè và những người xung quanh. Tham gia tích cực các hoạt động của nhóm/lớp và nhà trường tổ chức.
+ Không ngừng học tập, tích cực tham gia hoạt động để có kiến thức, kỹ năng cần thiết để làm tiền đề khi vào lớp 1.
* Ban đại diện cha mẹ trẻ em
+ Tăng cường giáo dục gia đình, phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường và các lực lượng giáo dục khác trong việc giáo dục con em.
+ Hổ trợ tài chính, nhân lực, vật lực, cùng với nhà trường tuyên truyền, vận động các bậc phụ huynh, các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm góp phần thực hiện mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.
+ Tăng cường giáo dục gia đình, vận động phụ huynh học sinh quan tâm đúng mức đối với con em, tránh “khoán trắng” cho nhà trường.
* Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường
+ Xây dựng kế hoạch thực hiện của đoàn thể mình trong việc tham gia thực hiện Kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường.
+ Tuyên truyền, vận động các thành viên của đoàn thể, tổ chức mình thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, góp ý với nhà trường để điều chỉnh, bổ sung các giải pháp phù hợp nhằm thực hiện tốt Kế hoạch phát triển nhà trường.
PHẦN C: KẾT LUẬN
Để thực hiện tốt kế hoạch phát triển nhà trường việc đầu tiên là phải xây dựng được khối đoàn kết nội bộ đây là một trong những vấn đề cực kỳ quan trọng quyết định đến sự thành công của trường. Tiếp đến là triển khai các kế hoạch một cách khoa học và thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch.
Xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2020-2025 tầm nhìn đến năm 2030  là tâm huyết và trí tuệ của tập thể nhằm phấn đấu xây dựng và phát triển nhà trường ngày càng tốt hơn, tạo niềm tin cho phụ huynh, nhân dân toàn xã hội. Chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020-2025 tầm nhìn đến năm 2030 là văn bản định hướng cho sự phát triển nhà trường, trên cơ sở đó từng tổ chức và mỗi cá nhân nghiên cứu để điều chỉnh kế hoạch của mình cho phù hợp với sự phát triển chung nhà trường.
PHẦN D: KHUYẾN NGHỊ
1. Đối với UBND huyện
- Hỗ trợ về cơ chế chính sách tài chính để Nhà trường thực hiện các mục tiêu chiến lược đề ra.
- Giải quyết tình trạng thiếu giáo viên theo quy định, đồng thời hỗ trợ chế độ chính sách cho các nhân viên dinh dưỡng.
2. Đối với Phòng GD&ĐT
+ Phê duyệt Kế hoạch chiến lược và hỗ trợ cho Trường trong thực hiện nội dung theo đúng kế hoạch các hoạt động hoạt động nhà trường phù hợp với chiến lược phát triển.
+ Hỗ trợ, hướng dẫn về cơ chế chính sách, tài chính và nhân lực để thực hiện các mục tiêu của kế hoạch chiến lược.
+ Bổ sung thiết bị và xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường còn thiếu.
  1. Đối với địa phương
  2. + Quan tâm, hỗ trợ về cơ sở vật chất để nhà trường xây dựng môi trường bên ngoài phong phú cho trẻ hoạt động.
4. Đối với nhà trường
+ Nhà trường đoàn kết, xây dựng mục tiêu mà chiến lược đã đề ra
+ Nhà trường cần tham mưu với địa phương để huy động các nguồn lực
Nhà trường tng cường công tác tham mưu với Lãnh địa phương, Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Dầu Tiếng sửa chữa và xây dựng thêm những phòng hư xuống cấp.
Hàng năm trường xây dựng kế hoạch tu sửa cụ thể, tham mưu kinh phí để phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Dầu Tiếng hỗ trợ kinh phí cho tu sửa kịp thời phục vụ cho các cháu.
Trên đây là chiến lược phát triển Trường Mầm non Sơn Ca giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn đến năm 2030./.

Nơi nhận:                                                                               HIỆU TRƯỞNG
- Phòng GDĐT để báo cáo;
- Các bộ phận;
- Lưu HS, VT.
                                                         
                                                                    Nguyễn Kim Ngọc Hà
XÁC NHẬN CỦA UBND
THỊ TRẤN DẦU TIẾNG
XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN DẦU TIẾNG


 

Tác giả: Trường MN Sơn Ca

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bữa sáng:

Bữa trưa:

Bữa xế:

Bữa chiều:

Văn bản mới

CV số 69/PGDĐT

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: Tháng ATTP năm 2024

Ngày ban hành: 17/04/2024

TB số 21/TB-PGDĐT

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: Nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương

Ngày ban hành: 17/04/2024

CV số 65/PGDĐT

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: Ngày Sách và VH đọc

Ngày ban hành: 17/04/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây