Dạy Trẻ Biết Vị Tha!

Thứ sáu - 25/02/2022 10:20
Lòng vị tha là một trong những phẩm chất tốt đẹp không thể thiếu, là một phần của cuộc sống. Bởi cuộc đời ai cũng có lầm lỗi. Sự tha thứ cho những lỗi lầm của người khác và ngay cả chính mình sẽ giúp con người sống tốt đẹp hơn. Nỗ lực dạy cho con cái lòng nhân hậu, vị tha chính là cách mà bạn trao cho con một món quà thực sự về cách làm người, cách trở thành một hạt ngọc trong cuộc sống.
Dạy Trẻ Biết Vị Tha!

 

1. Đơn giản hóa mọi khái niệm phức tạp

Để cho con hiểu cần xua tan đi sự giận dữ và cần có lòng vị tha, tha thứ cho lỗi lầm của người khác không phải là một việc đơn giản vì trẻ chưa nhận thức đầy đủ được như người lớn song không phải là bạn không làm được. Trẻ phải hiểu rằng bản thân mình là ai, rằng trên đời không ai là người hoàn hảo, mình có thể mắc sai lầm như người khác. Bạn nên giúp trẻ nhận thức được rằng sự tha thứ lúc này là vô cùng quan trọng, con người có trở nên tốt hơn hay không chính là tiếp tục có được cơ hội để hoàn thiện.

2. Hãy làm gương cho con

Trẻ con thường chú ý, khi bạn yêu thương đứa trẻ khác, chúng cũng bắt chước theo. Khi bạn thể hiện hành vi tiêu cực la mắng, chửi bới, nói xấu… trẻ cũng sẽ làm theo. Chính vì thế, khi bạn tha thứ cho trẻ một lỗi lầm nào đó, và không ngừng phân tích cho con hiểu cần phải làm gì, trẻ sẽ nhận ra tha thứ là một cơ hội để người làm sai có cơ hội chuộc lỗi. 

3. Nói với trẻ về câu chuyện nhân văn trong các bài báo

Khi đọc báo, bạn hãy chỉ cho con những câu chuyện thú vị trong đó. Bạn có thể kể cho con về những tấm gương, số phận không may mắn nhưng lại nỗ lực, cống hiến cho xã hội, và những gì họ đã làm thay đổi thế giới, biết tha thứ cho những người chê bai, chà đạp họ... Bé sẽ có suy nghĩ khâm phục và tự nhủ về bản thân phải cố gắng hơn.

4. Chỉ ra cho bé thấy rằng cuộc sống có rất nhiều xung đột

Từ những năm đầu đời, trẻ đã phải đối mặt với những xung đột khác nhau dù đó là một cuộc xung đột theo lời người lớn là “kiểu trẻ con” như tranh nhau chỗ ngồi, tranh nhau đồ chơi… Ở lứa tuổi này, xung đột dễ bị lãng quên nhưng khi trẻ lớn lên, các cuộc xung đột xảy ra thường xuyên hơn, kéo dài hơn cho dù đó chỉ là sự bất đồng ý kiến với người bạn thân nhất về điều gì đó xảy ra ở trường. Các cuộc xung đột này cần giải quyết ngay từ khi còn nhỏ, không được để đến khi lớn lên vì chúng có thể khiến người trong cuộc cảm thấy giận dữ và đau đớn hơn, dẫn tới những hệ quả phiền muộn hơn. Lúc này sự vị tha chính là điều thật sự quan trọng và cần thực hiện.

Theo SKCĐ CTV - Theo Thể Thao & Văn Hóa 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bữa sáng:

Bữa trưa:

Bữa xế:

Bữa chiều:

Văn bản mới

TB số 25/TB-PGDĐT

Ngày ban hành: 25/04/2024. Trích yếu: Trường học an toàn ...

Ngày ban hành: 25/04/2024

CV số 80/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 25/04/2024. Trích yếu: Kiểm điểm đánh giá XLCL...

Ngày ban hành: 25/04/2024

CV số 77/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: bảo đảm an toàn thông tin...

Ngày ban hành: 24/04/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây