Từ trung tâm Thị trấn Dầu tiếng, đi bằng xe gắn máy khoảng 40 phút đoàn chúng tôi đến với Củ Chi – mảnh đất được mệnh danh “Đất thép, thành đồng”, đặt chân lên mảnh đất linh thiêng lòng chúng tôi bỗng lắng lại. 9h sáng, đoàn có mặt tại Đền Bến Dược để làm lễ dâng hương, tại đây, đoàn đã được nghe thuyết minh về những chiến công hiển hách của ông cha ta thời kháng chiến và thấy xúc động khi được chạm tay vào những tấm bia khắc tên của từng chiến sỹ đã ngã xuống vì độc lập tự do của nước nhà.
Tiếp theo, đoàn chúng tôi ghé thăm quan Khu Sa bàn Củ Chi. Giữa cái nắng khô rát của tháng 8, chúng tôi hiểu rõ hơn cuộc sống của dân ta ngày xưa với những hình ảnh của vùng ấp chiến lược, đồn bốt của địch, vùng tranh chấp giữa ta và địch... vào thời kỳ 1960 - 1964 của làng quê Củ Chi; hình ảnh sinh hoạt của quân và dân Củ Chi vào những năm 1964-1965, cảnh xây dựng chiến hào, tái hiện vùng giải phóng thời kỳ 1966-1973.
Đoàn chúng tôi cũng được theo dõi về trận đánh Cedaphone lịch sử năm 1967 – trận đánh với mục tiêu hủy diệt toàn bộ căn cứ cách mạng dân ta của Mỹ - nhưng chúng đã thất bại thảm hại trước ý chí chiến đấu kiên cường của quân và dân Củ Chi. Khi đó quang cảnh trên mặt đất đã bị hủy diệt hoang tàn, cuộc sống sinh hoạt được chuyển xuống lòng đất.
Chúng tôi cũng được cảm nhận cuộc sống dưới lòng đất của dân ta thời kháng chiến với một đoạn đường hầm chỉ dài khoảng 15m, nhưng khi đã lên mặt đất, ai cũng phải thốt lên: “Tại sao chúng ta lại có thể làm được một điều phi thường như vậy? Đi lại đã khó, huống gì là sống, sinh hoạt và chiến đấu dưới lòng đất?”. Vậy mà trong chiến tranh tất cả đều được sắp đặt dưới tổng số 250km đường hầm chạy ngoắt ngéo trong lòng đất Củ Chi được đào bằng dụng cụ thô sơ. Trải nghiệm tận nơi chúng ta càng hiểu rõ hơn lòng căm thù giặc đã tạo nên sự bền bỉ của nghị lực, ý chí kiên cường và lòng yêu nước mãnh liệt của nhân dân ta.
Củ Chi ngày ấy là thế, một trận địa hay nói chính xác hơn là một chiếc bẫy được mở ra để đánh sập bất cứ kẻ thù nào đang tâm cướp đất nước ta. Còn với Củ Chi ngày hôm nay, khi lịch sử được tái hiện ngay trên mảnh đất đã làm nên lịch sử, thì đó lại là bản hùng ca muôn đời và bất diệt.
Tác giả: Trường MN Son ca
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Văn bản mới
Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.
Ngày ban hành: 02/04/2024
Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS
Ngày ban hành: 12/06/2024
Thăm dò ý kiến