Nguyên nhân
Bé từ 1 đến 5 tuổi khá hiếu động, thường thích trèo lên ghế, với lên kệ cao, mở ngăn kéo bàn, tủ, mở nút chai lọ và cho vào miệng mọi thứ lấy được. Bé cũng thích nuốt những thứ có vị lạ hoặc tưởng dung dịch hóa chất, chất tẩy rửa trông giống như xirô, nước giải khát.
Khi khát, bé có thể uống ừng ực các loại nước tẩy rửa, dầu hỏa nếu chúng được đựng trong chai nhựa, nước ngọt, bình đựng nước.
Ngộ độc thường xảy ra khi cha, mẹ hoặc người trông bé bận rộn, không thể theo dõi sát bé.
Cơ chế ngộ độc
Khi bé nuốt phải hóa chất, chất độc sẽ qua dạ dày xuống ruột. Từ đó, chất độc thấm vào máu, gây ngộ độc. Bé có dấu hiệu ho sặc, khóc… hoặc tím tái, khó thở. Nếu bé nôn được ngay sau khi nuốt thì chất độc có thể không đi vào máu và bé có thể không phải cấp cứu.
Ngoài ra, bé cũng có thể bị ngộ độc hóa chất trong nhà khi hít phải xăng, dầu hay chất tẩy rửa mạnh. Khí, khói độc sẽ qua hơi thở vào miệng, mũi, đi xuống phổi và vào máu rất nhanh.
Một số chất như thuốc trừ sâu nếu bắn vào da sẽ thấm vào cơ thể của bé. Da ẩm ướt, nhiều mồ hôi sẽ làm các chất này thấm qua nhanh hơn so với da khô, lạnh.
Sơ cứu đúng cách
Khi nghi ngờ bé bị ngộ độc hóa chất, cha mẹ cần tìm xem có thứ gì nghi là ngộ độc hay không. Nếu bé có biểu hiện ngộ độc như ho sặc, khó thở, cha mẹ cần đưa bé nhập viện cùng với vật nghi gây ngộ độc.
Nếu bé uống phải hóa chất, cần cho uống nhiều nước. Còn nếu ngộ độc thuốc, đừng cho bé uống bất kỳ loại nước nào cho đến khi có sự trợ giúp y tế. Không gây nôn cho những bé bị co giật, hôn mê hoặc uống phải chất gây bỏng miệng (như axit), chất bay hơi (dầu, xăng).
Nếu bị ngộ độc do tiếp xúc qua da, cần cởi bỏ quần áo bé, rửa da bằng xà phòng và nhiều nước, tránh chà xát mạnh vì sẽ làm chất độc thấm qua da nhanh hơn.
Nếu bé hít phải khí độc, lập tức đưa ra chỗ thoáng khí, mở rộng cửa.
Phòng tránh
Theo Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Kim Thoa (Trưởng khoa Nội Tổng Quát 1, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM), nguy cơ bị ngộ độc từ những đồ gia dụng luôn hiện diện trong nhà, khi bé ở độ tuổi hiếu động, rất tò mò, ham khám phá và chưa nhận thức được những mối nguy hiểm.
Tình trạng ngộ độc thường khó hồi phục hoàn toàn, có em còn mang di chứng ở phổi suốt đời. Vì thế, các bậc phụ huynh cần chú ý quan tâm dự phòng trước tất cả những nguy cơ cho bé.
Tất cả các hóa chất như chất tẩy giặt, thuốc diệt chuột, thuốc nhuộm tóc... phải để đúng trong hộp, lọ của chúng, đặt trong tủ đóng kín, có chìa khóa càng tốt. Không để các chất có thể gây độc vào loại chai lọ vẫn dùng để đựng thức ăn, nước uống. Không đặt chúng dưới gầm tủ, góc bếp.
Các loại hoá chất, mỹ phẩm phải được cất trong tủ, đặt ở ngoài tầm nhìn, tầm tay của bé để bé không với được. Bé còn nhỏ cần được trông nom cẩn thận, không để bé chơi gần bếp, nơi chứa hoá chất, mỹ phẩm để đảm bảo an toàn cho bé.
Tác giả: Sưu tầm
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
- Bánh canh thịt bò,su su,cải thảo
- Sữa Dielac vinamilk
- Cơm trắng
-Mặn: Thịt heo kho trứng vịt, nước dừa tươi
- canh: koai môn nấu tôm tươi
- Luộc: Rau dền đỏ( lá)
- Sữa chua uống
Bữa chiều:- Hủ tíu nam vang,tim,gan heo,củ dền, cải thìa
Văn bản mới
Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.
Ngày ban hành: 02/04/2024
Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS
Ngày ban hành: 12/06/2024
Thăm dò ý kiến