Những Đặc Điểm Tâm Lý Của Trẻ Mầm Non Mà Cha Mẹ Và Giáo Viên Cần Nắm Rõ.

Thứ ba - 11/10/2022 15:32
Tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non ở mỗi giai đoạn phát triển đều có những đặc điểm không giống nhau. Hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở mỗi giai đoạn sẽ giúp ba mẹ dễ dàng hơn trong việc nuôi dạy bé nên người, hòa hợp với trẻ, giúp giáo viên có thể lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp, định hướng sự phát triển của trẻ. Vậy ở lứa tuổi mầm non, tâm lý của trẻ như thế nào? Xin mời xem chi tiết trong bài viết của dưới đây.

Những đặc điểm tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non

Nghiên cứu đã chỉ ra những đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở lứa tuổi mầm non như sau:

1. Tâm lý trẻ mầm non hay tò mò, khám phá mọi thứ xung quanh

Có một sở thích đặc trưng của hầu hết các trẻ lứa tuổi mầm non là khám phá mọi thứ đang diễn ra xung quanh cuộc sống của mình. Những điều mới mẻ luôn khiến trẻ cảm thấy hứng thú và kích thích trí tò mò.

Biểu hiện về sở thích của trẻ giai đoạn này khiến các bậc phụ huynh cảm thấy khá phiền phức khi mà trẻ hỏi quá nhiều. Từ các câu hỏi đơn giản đến phức tạp với vẻ vặt khá hồn nhiên. Nhưng cha mẹ hãy kiên trì để con mình được thỏa mãn sở thích này, bởi trẻ càng hỏi càng cho thấy não bộ của bé đang phát triển. Bé không hỏi mới đáng lo ngại đấy ạ.

Hơn nữa, cũng đã có nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, trẻ càng ham học hỏi, và muốn khám phá thế giới thì càng thông minh, mở mang kiến thức có lợi cho cuộc sống sau này.

2. Trẻ thích được làm trung tâm của sự chú ý

Hầu hết trẻ đều có xu hướng thích được làm sự trung tâm và thu hút sự chú ý của tất cả mọi người. Đơn giản là vì trẻ muốn nhận được sự quan tâm nhiều hơn cũng như muốn khẳng định được cái “tôi” của một bạn nhỏ.

Do đó mà mọi người không nên xem một đứa trẻ không chịu chia sẻ, không biết yêu thương nhường nhịn hay muốn là người đứng đầu, làm một nhiệm vụ đầu bảng nào đó, muốn là người đầu tiên được quan tâm là ích kỷ nhé ạ.

tam-ly-tre-em

3. Trẻ bắt đầu học nói và phát triển kỹ năng giao tiếp

 Với một đứa trẻ, khả năng nhận thức về ngôn ngữ đã hình thành ngay từ trong bụng mẹ kể từ thời điểm não bộ của trẻ được kích hoạt. Đến độ tuổi mầm non, trẻ đã bắt đầu hình thành kỹ năng giao tiếp và có những phản ứng rõ rệt hơn về mặt ngôn ngữ.

Giai đoạn này, trẻ đã có khả năng quan sát mọi thứ xung quanh và có thể bắt chước lại ngôn ngữ của người lớn. Việc giao tiếp với bạn bè và với ba mẹ hằng ngày sẽ giúp trẻ ngày một phát triển hơn về mặt giao tiếp.

Là một giáo viên mầm non, các cô giáo hãy chú ý hơn đến ngôn từ dùng để giao tiếp trên lớn sao cho đúng chuẩn mực, tránh sử dụng tiếng địa phương gây nhiễu loạn ngôn ngữ của trẻ.

4. Tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non thích sự yêu thương

Trẻ em thường có tâm lý sợ sệt khi mới bắt đầu tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Tâm lý của trẻ lúc này rất cần sự yêu thương, che chở từ gia đình và mọi người xung quanh.

Việc quát mắng trẻ mỗi khi trẻ làm sai có thể không giúp ích gì cho trẻ mà đôi khi còn khiến trẻ hoảng sợ. Ba mẹ hãy cố gắng khuyên nhủ con cái mỗi khi con mắc lỗi, chỉ cho con biết nhận sai. Giáo viên dạy trẻ nên có cách động viên, an ủi và nhẹ nhàng phân tích cho trẻ hiểu ra vấn đề.

5. Trẻ bắt đầu có xu hướng tự lập

Trẻ càng lớn càng có xu hướng tự lập. Đơn giản như ở lứa tuổi mầm non, trẻ đã thích tự làm những công việc như tự ăn mà không cần ba mẹ phải đút, tự biết đi toilet, tự đánh răng rửa mặt…Trẻ bắt đầu thích khám phá những điều mới lạ, tò mò về mọi thứ diễn ra xung quanh.

Chính vì thế, ở thời kỳ này, các ba mẹ không nên quá bao bọc hay cố gắng gạt đi những việc mà trẻ làm. Ba mẹ nên để con độc lập và tự làm theo ý mình, chú ý quan sát, dành đủ thời gian bên cạnh con, cùng con làm để trẻ cảm thấy thích thú và dần tự tin hơn về khả năng độc lập của mình.

Ở phương diện giáo viên, các cô giáo nên khuyến khích trẻ làm những công việc trong khả năng của bản thân, khuyến khích các em giúp đỡ gia đình nhiều hơn ở những công việc phù hợp với khả năng và sức khỏe.

6. Trẻ hình thành tính cách và ý thức cá nhân

Trẻ bắt đầu hình thành ý thức cá nhân với những ý tưởng, chính kiến của riêng mình ngay từ lứa tuổi mầm non. Trẻ có thể bắt chước cách nói từ người khác, học theo các hành vi, thói quen mà trẻ nhìn thấy trên truyền hình hoặc của ai đó áp dụng về nhà mình.

Trẻ cũng có thể đưa ra những nhận xét khi xem xong một bản phim hay hoặc nghe xong một bản nhạc. Trẻ không ngại thể hiện mình một cách mạnh mẽ và coi những điều mình làm hoàn toàn bình thường.

Trên đây là những đặc điểm tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non mà các bậc phụ huynh và giáo viên cần nắm rõ để có cách nuôi dạy trẻ phù hợp, giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt cả thể chất lẫn tinh thần. Làm cha mẹ là cả một hành trình, hãy luôn là người khuyến khích, đồng hành cùng con trên những chặng đường phát triển nhé các ba mẹ.

Tác giả: Trường MN Sơn Ca

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bữa sáng:

- Sữa Cô gái Hà Lan
- Phở bò

Bữa trưa:

- Cơm
- Canh bí đỏ hầm xương
- Bò nấu đậu
- Dưa hấu

Bữa xế:

- yaourt

Bữa chiều:

- Miến gà

Văn bản mới

KH số 17/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 27/03/2024. Trích yếu: Xét CN TNTHCS

Ngày ban hành: 27/03/2024

KH số 15/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 22/03/2024. Trích yếu: Phòng chống thiên tai 2024

Ngày ban hành: 22/03/2024

KH số 14/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 13/03/2024. Trích yếu: Phổ biến GDPL năm 2024

Ngày ban hành: 13/03/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây